【soi keo goc】Chú trọng chuyển đổi mô hình hiệu quả

Xã Tân Long,ọngchuyểnđổimhnhhiệuquảsoi keo goc huyện Phụng Hiệp, đang tập trung vận động chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những cây có lợi thế cạnh tranh để đem lại nguồn thu ổn định cho nông dân.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long Nguyễn Vũ Phương cho biết: “Xã nằm ngoài vùng đê bao khép kín và không được quy hoạch vùng mía nguyên liệu nên địa phương đã có kế hoạch vận động bà con chuyển đổi những diện tích mía trồng kém hiệu quả. Vả lại trước tình hình giá mía thấp, nhiều nông dân cũng đồng tình chuyển sang trồng cây có múi. Đến nay, nhiều vườn cây cho trái đã đem lại thu nhập khá cho nhà vườn”.

Nhờ chuyển đổi từ trồng mía sang cam sành, ông Nam giờ có thu nhập khá.

Hiện cây có múi được nông dân lựa chọn chuyển đổi nhiều nhất ở xã. Ông Trần Hoàng Nam, ở ấp Phụng Sơn B cũng lựa chọn mô hình này thay cho vườn mía kém hiệu quả của gia đình. Ông Nam chia sẻ: “10 năm trước, tôi trồng mía đến khi thu hoạch chỉ lấy tiền cũ đổi tiền mới mà không thấy tiền lời. Năm 2012, tôi thử trồng 700 gốc cam sành, không ngờ mỗi năm thu được khoảng 150 triệu đồng. Thấy có lời, cuối năm 2016, tôi phá hết 4 công mía còn lại lên liếp trồng thêm 3.300 gốc cam sành nữa. Đến nay, cam đã bắt đầu ra trái chiếng”.

Lúc mới chuyển đổi, ông Nam cũng không ít lo lắng vì vùng đất nơi đây bị phèn, không biết có thích hợp cho cây cam sành phát triển. Vì vậy, ông Nam cũng đi thăm dò nhiều nơi, nhất là ở các vùng trồng cam lân cận như huyện Châu Thành, Ngã Bảy để học kỹ thuật, tìm nơi mua cây giống chất lượng. Khi nghe xã mở lớp tập huấn, ông đăng ký tham gia để học hỏi. Khi có kỹ thuật, kinh nghiệm, ông đã áp dụng vào mảnh vườn, nhờ vậy cam của ông đã bám rễ, phát triển tốt cho đến hôm nay.

Hiện nay, diện tích cam sành của xã Tân Long đã phát triển lên hơn 700ha. Trên địa bàn xã đã hình thành nhiều điểm thu mua cam và các nông sản như: chanh, mãng cầu… nên các nhà vườn không lo đầu ra. Ngoài ra, nông dân cũng có thể mang nông sản bán tại các vựa lớn ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, cách đó chừng 10km bằng đường nhựa. Bên cạnh đó, phong trào trồng mít Thái trong xã cũng đang nở rộ do giá mít tăng cao và diện tích đến thời điểm này khoảng 10ha. Trước tình hình đó, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật và khuyến cáo người dân không nên mở rộng diện tích trồng mít. Vì có lúc giá mít xuống chỉ 3.000 đồng/kg không mang về lợi nhuận cho người trồng.

Đối với mô hình thủy sản cũng được bà con trong xã tích cực áp dụng. Vì không nằm trong vùng quy hoạch cá tra nên ông Võ Minh Dương, ở ấp Phụng Sơn B đã chuyển sang nuôi cá tai tượng. Với 1.000m2 mặt nước, ông Dương thả nuôi 8.000 con cá tai tượng, cách đây hơn 1 tháng ông thu hoạch được 3 tấn, bán với giá 33.000 đồng/kg, thu lời được khoảng chục triệu đồng. Hiện ao cá còn khoảng 3 tấn chuẩn bị thu hoạch trong vài ngày tới. Theo ông Dương, số cá còn lại là số tiền lời mà đợt cá này đem về cho ông. Bởi đợt cá trước, ông đã thu hồi được số vốn bỏ ra là 150 triệu đồng. Cũng theo lời chia sẻ của gia đình ông Dương, với loại cá này sẽ không lo đầu ra, bởi thương lái ở An Giang, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh đến tận nơi thu mua.

Trưởng ấp Phụng Sơn B Trần Thanh Dững chia sẻ: “Mô hình nuôi cá của ông Dương rất hiệu quả, vì hộ nuôi đã nắm được kỹ thuật và nuôi kết hợp rau xanh với thức ăn. Trong ấp có khá nhiều mô hình cho thu nhập cao như trồng chanh không hạt, mãng cầu. Ngoài mô hình nông nghiệp thì còn có mô hình tiểu thủ công nghiệp là chuốt đũa của các chị em phụ nữ cho thu nhập từ 5-8 triệu đồng/người/tháng”.

Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long Nguyễn Vũ Phương cho biết thêm: Xã thường xuyên chỉ đạo tổ kỹ thuật tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Sau đó, hỗ trợ bà con chuyển đổi vườn tạp, mía kém hiệu quả; kết hợp thêm nuôi thủy sản như nuôi cá lóc trong mương, thát lát còm, rô phi bằng cách tận dụng ao mương trong vườn, ruộng. Vì ở địa bàn xã có chợ và quốc lộ lớn nên khâu tiêu thụ khá dễ dàng. Giờ đây, việc còn lại của xã là giao cán bộ chuyên môn thường xuyên nắm tình hình giá cả, dịch bệnh để giúp người dân phát triển mô hình tại địa phương.

Bài, ảnh: TRÚC ANH