Việc đúng,ảinghĩcáchtránhthiệthạichongườinôngdâkq toluca việc sai ở từng khâu cụ thể sẽ được làm sáng tỏ tới đây theo sự chỉ đạo rất kịp thời, kiên quyết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khi Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định trong công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị điều tra, xác minh thông tin tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu 400.000 tấn gạo thuộc hạn ngạch tháng 4. Nhưng trước sự thiệt hại, khốn khó của nhiều doanh nghiệp, của những người nông dân - những nhân tố chính đang làm vang danh Việt Nam trên trường lúa gạo quốc tế, những con người luôn “đầu tắt mặt tối” để làm ra hạt gạo, đưa hạt gạo giao thương khắp thế giới lại đang trực tiếp bị thiệt hại từ sự việc này thì rất cần có sự phân tích, đánh giá khách quan, để có sự thấu hiểu, sẻ chia.
Nhiều doanh nghiệp đang kêu than khi hàng trăm ngàn tấn gạo của họ đang “đắp chiếu” nằm chờ ở cảng, không xuất khẩu được, nhưng doanh nghiệp vẫn phải ngậm đắng nuốt cay trả tiền lãi vay, trả tiền lưu kho, bến bãi… Hàng triệu nông dân Việt Nam từ trước tới nay thường gặp cảnh trớ trêu là “được mùa, mất giá”, nhưng năm nay khi lúa gạo đứng trước cơ hội “được mùa, được giá” thì lại bị tuột khỏi tầm tay.
Mọi việc phải có nguyên nhân và vì đâu lại xảy ra nông nỗi này?
Cái cốt lõi vẫn phải là nguyên nhân khởi đầu của sự việc vì sao lại chỉ cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4/2020 mà không phải là 500 nghìn, 700 nghìn hay 1 triệu tấn? Khi tham mưu cho Chính phủ quyết định xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo, cơ quan tham mưu có khảo sát cụ thể về số lượng gạo của các doanh nghiệp đã đưa đến cảng để chờ xuất khẩu không? Có thống kê toàn bộ hợp đồng xuất khẩu gạo mà các doanh nghiệp đã ký kết phải giao hàng trong tháng 4/2020 để tính toán điều hành cho phù hợp không? Có nắm vững được lượng lúa gạo trong nước đã đủ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia không?
Những câu hỏi đó đặt ra là để tìm hiểu nguyên nhân chính yếu, dẫn đến những lùm xùm, rối rắm, bất cập trong quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, cho người nông dân và câu trả lời thuộc về cơ quan quản lý nhà nước có chức năng và có chuyên môn trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Còn các câu hỏi liên quan như: Cách thức thực hiện hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn gạo theo kiểu chơi trò game show nhanh tay, nhanh mắt "đăng ký tờ khai trước được xuất trước" (FCFS) liệu đã ưu việt nhất, minh bạch nhất và phù hợp nhất hay chưa? Có hành vi nào trái pháp luật hay không? Có lợi ích nhóm, có sự câu kết móc ngoặc hay không?... thì sẽ được sáng tỏ sau khi có kết quả điều tra, thanh tra của các cơ quan chức năng.
Tìm hiểu thông tin liên quan đến câu chuyện này thì được biết, trong văn bản số 2684/BNN-KH ký ngày 19/4 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đảm bảo lương thực, thực phẩm ứng phó với đại dịch Covid-19 gửi Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định rằng:…“trong điều kiện rất khó khăn, nhất là ĐBSCL hạn mặn lịch sử nhưng vẫn được mùa do chủ động nhận định sớm cùng tập trung các giải pháp tổng hợp, đến nay căn bản diện tích lúa Đông Xuân các vùng miền đều khá tốt, sẽ đạt kế hoạch với sản lượng khoảng 20,2 triệu tấn thóc trong 6 tháng đầu năm, chiếm 46% sản lượng thóc cả năm. Với kết quả đó sẽ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước 6 tháng và công tác xuất khẩu (nếu diễn ra bình thường). Dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch sản xuất đề ra 43,5 triệu tấn thóc”. Về sản xuất thực phẩm, Bộ này cũng khẳng định:… “sẽ phấn đấu đạt được, đáp ứng vững chắc lương thực, thực phẩm cho 96 triệu dân trong mọi tình huống và đủ nguyên liệu cho xuất khẩu, thậm chí tranh thủ tăng giá trị nếu tín hiệu thị trường xuất khẩu tích cực sau dịch Covid-19”.
Thông tin này của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy tình trạng sản xuất gạo, sản xuất lương thực thực phẩm của chúng ta vẫn tích cực, lúa gạo của chúng ta làm ra đang “có của ăn, của để”. Như vậy là vẫn có thể đảm bảo cho xuất khẩu gạo hoạt động bình thường, nhưng cái chính là do hạn ngạch chỉ quy định có 400.000 tấn, dẫn đến doanh nghiệp không bán được gạo như bình thường.
Đó là điều đáng tiếc, bởi khi trong thời điểm giá gạo thế giới đang tăng lên cao, chúng ta có hàng và có thể “tranh thủ tăng giá trị” cho người dân, doanh nghiệp, nhưng đã không được đem ra bán nên đã làm thiệt hại trực tiếp và trước tiên cho cả doanh nghiệp và người nông dân.
Thiệt hại đó sẽ rất khó để đong đếm, lượng hóa được hết và cũng sẽ rất khó cho việc tính toán để bù đắp, bởi không chỉ là thiệt hại quy đổi thành tiền, mà nó còn thiệt hại cả về lòng tin. Qua sự việc trên rất cần rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác tham mưu, quản lý điều hành xuất khẩu gạo, để không lặp lại trong tương lai và quan trọng là tránh thiệt hại cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người nông dân.
Đậu Huy Sáu