【điểm xếp hạng người chơi aston villa gặp newcastle】Bình Dương chủ động ứng phó bệnh viêm gan cấp ở trẻ em
Những ngày gần đây,ìnhDươngchủđộngứngphóbệnhviêmgancấpởtrẻđiểm xếp hạng người chơi aston villa gặp newcastle một số quốc gia trên thế giới xuất hiện bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em. Đến thời điểm này, Việt Nam và Bình Dương nói riêng vẫn chưa ghi nhận ca bệnh, phụ huynh không nên quá lo lắng.
Tiêm vắc xin cho trẻ tại Trung tâm Tiêm chủng vắc xin VNVC Công viên Thủ Dầu Một
Sẵn sàng phương án ứng phó
Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế, cho biết hiện nay trên thế giới đã ghi nhận ít nhất 169 trường hợp viêm gan cấp tính ở trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi tại 12 quốc gia, trong đó đã có 1 bệnh nhi tử vong và 17 bệnh nhi phải ghép gan. Các trường hợp bệnh tập trung chủ yếu tại Anh (114 ca), Tây Ban Nha (13 ca), Israel (12 ca), Mỹ (9 ca) và một số quốc gia châu Âu. Khu vực châu Á cũng đã ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Nhật Bản.
Các trường hợp được xác định là viêm gan cấp tính nêu trên có biểu hiện như: Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, men gan tăng cao rõ rệt. Hầu hết các trường hợp được báo cáo đều không bị sốt, không phát hiện nhiễm các loại vi rút phổ biến gây viêm gan vi rút cấp tính như vi rút viêm gan A, B, C, D và E. Bệnh nhi hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên có một số trường hợp chuyển nặng, gần 10% các trường hợp phải ghép gan. Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu cho biết nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này vẫn chưa được tìm ra và các cuộc điều tra, nghiên cứu vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, các trường hợp mắc xảy ra tại những nơi lưu hành cao vi rút Adeno.
“Do vi rút Adeno vừa lây theo đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua tiếp xúc trực tiếp nên cần tuân thủ các biện pháp thông thường như đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách. Phụ huynh cần hướng dẫn con em giữ vệ sinh bằng cách rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên vệ sinh đường hô hấp; cần giữ không gian sinh sống thoáng, sạch sẽ, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc với da, tay; hút bụi và kết hợp khử khuẩn ở mọi ngóc ngách trong nhà, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc”. (Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế) |
Bàn về nhiệm vụ cụ thể của các cơ sở y tế trong chủ động ứng phó bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương cho biết thêm, hiện tại Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng chưa ghi nhận ca bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân. Các đơn vị y tế cần tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân để xác định căn nguyên, nếu phát hiện trường hợp bất thường, không rõ nguyên nhân thì báo cáo ngay về Sở Y tế để báo cáo Bộ Y tế có chỉ đạo kịp thời.
Cùng với việc lấy mẫu, các đơn vị cũng tăng tốc bao phủ vắc xin viêm gan B cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng đạt tỷ lệ đề ra. Các địa phương tuyệt đối không để tình trạng một số khu vực có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B cho trẻ em đạt thấp, nhất là đối với trẻ sơ sinh; thực hiện tốt việc khám, sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan để điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng trong dự phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân viêm gan vi rút. Đặc biệt, các đơn vị triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng, chống viêm gan vi rút theo kế hoạch phòng, chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2021-2025 của Bộ Y tế. Các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày phòng chống viêm gan thế giới 28-7 hàng năm và đưa hoạt động này thành hoạt động thường niên.
Phụ huynh không nên quá lo lắng
Trước thông tin bệnh viêm gan cấp ở trẻ em được phát hiện trên thế giới chưa rõ nguyên nhân, một số phụ huynh có tâm lý lo lắng đưa con em đi thực hiện các phương pháp xét nghiệm hoặc tiêm vắc xin ngừa viêm gan để phòng bệnh.
Những ngày cuối tuần qua, tại Trung tâm Tiêm chủng vắc xin VNVC Công viên Thủ Dầu Một (phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có rất đông phụ huynh đưa con đi tiêm vắc xin ngừa viêm gan A, B, C… Số lượng phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm gan gia tăng so với thời điểm đầu năm nhưng không xảy ra tình trạng tăng giá hay khan hiếm vắc xin. Chị Nguyễn Thị Dung, ở phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, cho biết: “Nghe thông tin về bệnh viêm gan cấp ở trẻ em chưa rõ nguyên nhân, tôi đưa 2 con (5 tuổi và 10 tuổi) đi tiêm vắc xin viêm gan A, B, C. Hiện chưa có thông tin nào về mối tương quan giữa vắc xin viêm gan A, B, C và bệnh viêm gan cấp ở trẻ em nhưng tôi nghĩ tiêm ngừa là một trong những biện pháp phòng bệnh viêm gan, giảm triệu chứng nặng, tránh bệnh ung thư gan”.
Để phòng bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương khuyến cáo phụ huynh không nên hoang mang, lo lắng. Phụ huynh cần bình tĩnh nhận diện các dấu hiệu trẻ nhiễm bệnh. Đầu tiên, nếu trẻ nhiễm vi rút Adeno sẽ có triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, sốt và có thể kèm theo các triệu chứng hô hấp. Nhóm nguy cơ là trẻ nhỏ có cơ địa đặc biệt, mang bệnh lý chuyển hóa hoặc bị viêm gan B sẵn, vi rút Adeno tấn công sẽ khiến gan tổn thương nghiêm trọng hơn. Tại bệnh viện, hầu hết bệnh nhi đều bị vàng da, vàng mắt, gan to, nước tiểu sậm màu, lúc này bệnh có thể đã ở giai đoạn khá muộn. Khi thấy các triệu chứng ban đầu, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để xem trẻ có bị tổn thương gan hay không, tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ.
Nhấn mạnh đến biện pháp phòng ngừa, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương cho biết: “Do vi rút Adeno vừa lây theo đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua tiếp xúc trực tiếp nên cần tuân thủ các biện pháp thông thường như đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người, giữ khoảng cách. Phụ huynh cần hướng dẫn con em giữ vệ sinh bằng cách rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thường xuyên vệ sinh đường hô hấp; cần giữ không gian sinh sống thoáng, sạch sẽ, vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc với da, tay; hút bụi và kết hợp khử khuẩn ở mọi ngóc ngách trong nhà, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc”.
KIM HÀ