【dự đoán chelsea】Đề xuất cho phép cửa hàng bán lẻ xăng dầu có thể lấy hàng từ 3 đầu mối
Đề xuất cho phép cửa hàng bán lẻ xăng dầu có thể lấy hàng từ 3 đầu mối
Bộ Công Thương vừa có tờ trình xin ý kiến Chính phủ về việc sửa đổi nghị định về quản lý kinh doanh xăng dầu. TheĐềxuấtchophépcửahàngbánlẻxăngdầucóthểlấyhàngtừđầumốdự đoán chelseao đó có khá nhiều nội dung đã có sự thay đổi so với dự thảo tờ trình trước đây.
Cụ thể, ở dự thảo cũ, Bộ Công Thươngvẫn nghiêng về phương án các cửa hàng bán lẻ xăng dầu (CHBL) chỉ được lấy hàng từ một đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên, trong tờ trình mới nhất, Bộ Công Thương đã lựa chọn phương án cho phép CHBL được lấy hàng từ 3 thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Nếu 3 đầu mối đó không kinh doanh nhiên liệu sinh học, đại lý được ký thêm hợp đồng làm đại lý cho 1 đầu mối khác chỉ để kinh doanh nhiên liệu sinh học.
Về thời gian điều hành, Bộ Công Thương lựa chọn phương án điều hành theo tuần, cố định vào ngày Thứ Năm. Trong giai đoạn giữa 2 kỳ điều hành, nếu giá cơ sở có biến động tăng trên 5%, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ thực hiện điều hành giá. Lý giải cho sự lựa chọn này, Bộ Công Thương cho biết, nhằm bảo đảm giá xăng dầubám sát hơn với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới.
“Việc điều hành sẽ được thực hiện kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh những việc giá có biến động lớn trong những dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu” - tờ trình nêu rõ.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đưa ra đề xuất thay đổi công thức tính giá cơ sở xăng dầu để đảm bảo tính đúng, tính đủ các chi phí kinh doanh và theo sát với biến động thị trường.
Bộ này Công Thương nhận định: “Thời gian vừa qua, thị trường xăng dầu có nhiều biến động, nguồn cung xăng dầu cho thị trường có một số bất ổn, một trong những nguyên nhân là do các chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu do Nhà nước điều hành dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầubị thua lỗ, không có động lực duy trì hoạt động kinh doanh”.
Do đó, Bộ Công Thương đề xuất, sửa đổi công thức giá cơ sở theo hướng rà soát, bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp nhưng chưa được tính trong giá cơ sở hiện hành (như rà soát nội dung quy định về các chi phí trong nước...); Đồng thời, rà soát các quy định về phương thức xác định các chi phí, tần suất xác định chi phí… để bảo đảm tính đúng, tính đủ, kịp thời các chi phí trong giá cơ sở do nhà nước công bố.
Về quy định mức chiết khấu cho CHBL (vấn đề đang khiến các CHBL liên tục rơi vào tình thế “chưa buôn đã lỗ” do thường bị chiết khấu 0 đồng), Bộ Công Thương vẫn giữ nguyên quan điểm “Không quy định cụ thể mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu để các doanh nghiệp chủ động đàm phán với nhau cho phù hợp và linh hoạt với biến động cung cầu của thị trường trong từng giai đoạn”.
Lý do vẫn kiên quyết lựa chọn phương án này, theo Bộ Công Thương là “để các doanh nghiệp tự quyết định và điều chỉnh linh hoạt nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích trong từng giai đoạn, phù hợp với cung cầu xăng dầu trên thị trường trong từng thời điểm, có sự chia sẻ khó khăn giữa các đại lý với các đơn vị cấp xăng dầu”.
Bộ Công Thương lưu ý, trong trường hợp nhằm bảo đảm lợi ích của các CHBL, khi ký kết hợp đồng đại lý (nhượng quyền thương mại) các đại lý cần đưa ra điều khoản về mức chiết khấu tối thiểu với đơn vị cấp hàng.
Ngoài ra, dự thảo mới về quy định quản lý kinh doanh xăng dầu cũng đã lại đề nghị giữ nguyên quy định về bộ, ngành điều hành giá xăng dầu (ở dự thảo cũ, Bộ Công Thương đề xuất đưa toàn bộ quản lý kinh doanh xăng dầu sang Bộ Tài chính).
Theo Bộ Công Thương, giữ nguyên các quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành trong phân công công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu nhằm bảo đảm có sự tính toán, giám sát, kiểm tra các chi phí một cách chính xác, khách quan, minh bạch.
Tuy nhiên, làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và bổ sung nội dung: “Thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn 1 quý/lần. Nếu trong quý có biến động tăng, giảm từ 5% trở lên thì cho phép điều chỉnh ngay”.