Hợp tác xã (HTX) Thuận Tiến,ầunốigiữanngdnvdoanhnghiệkwt qua bong da ở xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy) đang làm tốt vai trò cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp, giúp các thành viên thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao chất lượng và tạo đầu ra ổn định cho nông sản.
Nhờ áp dụng phương pháp sạ khay, cấy máy, giúp năng suất, chất lượng lúa của HTX Thuận Tiến luôn đạt cao, đảm bảo đầu ra, giá bán cao hơn thị trường.
Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt, ở ấp 5, chuẩn bị xuống giống hơn 3,5ha lúa Thu đông giống OM 5451. Từ khi tham gia HTX Thuận Tiến, bà Nguyệt chuyển sang áp dụng phương pháp sạ khay, cấy máy thay vì sạ lan truyền thống, giúp giảm một phần chi phí lúa giống, lại yên tâm về chất lượng lúa thành phẩm. “Sạ lan thường tốn từ 12-15kg lúa giống mỗi công, còn ươm mạ khay, cấy máy khoảng 8kg/công. Cấy máy lúa ít bị đổ ngã, dễ làm cỏ, khử lẫn, hạn chế sâu bệnh,… giúp hạt gạo đẹp, giá bán cao hơn”, bà Nguyệt chia sẻ.
Cấy máy được xem là phương pháp tối ưu trong sản xuất lúa, giúp tạo độ thông thoáng cho cây vì mật độ lúa thưa, khoảng cách đều, không phải cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng, lúa phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, không cần bón nhiều phân, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật… Nông dân còn có thời gian chuẩn bị đất từ 10-12 ngày trong thời gian làm mạ, quản lý được chất lượng mạ đảm bảo điều kiện cấy, cấy có mật độ phù hợp, đúng quy chuẩn, tỷ lệ hao hụt ít.
Do hoạt động hiệu quả, sản xuất theo quy trình nên lúa của HTX Thuận Tiến được nhiều công ty ký hợp đồng bao tiêu ổn định. Lúa thu hoạch đạt tỷ lệ hạt chắc cao, bông dài, đủ tiêu chuẩn được thu lại với giá cao hơn từ 1.100 đồng đến 1.200 đồng/kg so giá thị trường, thành viên HTX rất phấn khởi.
Ông Trương Phú Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Thuận Tiến, thông tin: “Đây là năm thứ 7 HTX áp dụng phương pháp cấy máy, cho thấy hiệu quả đạt cao từ năng suất, chất lượng đến giảm chi phí sản xuất. HTX hiện có 8 máy cấy lúa để cấy cho các xã viên lẫn nông dân bên ngoài có nhu cầu. Vụ Thu đông 2024, HTX sản xuất khoảng 60ha lúa chất lượng cao OM 5451 để cung ứng cho công ty”.
Liên kết cùng phát triển
Với mong muốn kết nối các thành viên để có đầu ra ổn định trong sản xuất lúa, tránh cảnh “được mùa, mất giá”, năm 2012 HTX Thuận Tiến thành lập với 9 thành viên là người dân ấp 3, diện tích sản xuất khoảng 35ha. Hiện nay, HTX có 41 thành viên ở 7/7 ấp của xã Vĩnh Thuận Tây, diện tích sản xuất hơn 105ha. Trong đó, có khoảng 60ha chuyên sản xuất lúa giống chất lượng cao, còn lại là sản xuất lúa hàng hóa.
Hàng năm, HTX Thuận Tiến liên kết với nhiều công ty để sản xuất và cung cấp ra thị trường hơn 850 tấn lúa giống. Các thành viên HTX được tạo điều kiện tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, giao lưu các HTX khác để có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất…
Ông Trương Phú Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Thuận Tiến, cho biết thêm: “HTX còn thiếu một số trang thiết bị để đảm bảo quy trình sản xuất đạt tốt nhất như máy cắt, máy cuộn rơm… Chúng tôi mong được ngành chuyên môn hỗ trợ, HTX sẽ đối ứng để trang bị thêm”.
HTX Thuận Tiến đã và đang tập trung sản xuất lúa theo chuỗi giá trị giúp đảm bảo chất lượng nông sản, tăng quy mô, thuận lợi trong áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành. Việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu xuống giống đến thu hoạch, nông dân sẽ được hạ giá thành trong sản xuất, tăng lợi nhuận, HTX tránh được tình trạng thiếu hụt lao động khi thu hoạch….
Ông Huỳnh Quốc Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây, chia sẻ: “HTX Thuận Tiến còn có dịch vụ cấy máy, các đội làm cỏ, khử lẫn, làm mạ góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Xã sẽ tạo mọi điều kiện, là cầu nối với ngành chuyên môn ở cấp huyện, tỉnh để HTX được đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất, nỗ lực phát triển HTX theo hướng kinh tế tập thể tuần hoàn hiệu quả nhất”.
HỒNG NHUNG