【tỉ lệ ma cao】Áp lực tỷ giá đã giảm bớt

Tỷ giá VND và USD tăng "vừa phải" sẽ thúc đẩy xuất khẩu Ngân hàng Nhà nước hút 30.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ

Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11/2023,Áplựctỷgiáđãgiảmbớtỉ lệ ma cao NHNN đã có hơn 30 đợt phát hành tín phiếu với hình thức đấu thầu lãi suất, kỳ hạn 28 ngày. Tổng giá trị tín phiếu phát hành đạt hơn 360.000 tỷ đồng.

Theo các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, từ cuối tháng 9, dưới diễn biến bất lợi từ đồng USD quốc tế và để giảm áp lực lên tỷ giá, NHNN đã phát hành lượng lớn tín phiếu ra thị trường nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường 2 lên mức hợp lý hơn, giảm tình trạng đầu cơ chênh lệch lãi suất.

Nhưng từ đầu tháng 11, áp lực lên tỷ giá đã phần nào được hạ nhiệt, khi chỉ số DXY (chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới) đảo chiều giảm hay các đồng tiền là quốc gia có đối tác thương mại lớn với Việt Nam cũng đã lên giá đáng kể. Theo đó, hiện chỉ số DXY ở quanh mức 104-105 điểm, giảm đáng kể so với mức 106-107 điểm từ nửa cuối tháng 9 đến đầu tháng 11.

Trên thị trường trong nước, diễn biến tỷ giá giữa USD và VND tích cực hơn, khi tăng giá tương đối mạnh so với USD. Trong phiên ngay 15/11, tỷ giá trung tâm đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh giảm nhẹ, xuống mức 24.016 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá cũng giảm mạnh, từ 90-120 đồng ở cả chiều mua và bán, hiện ở quanh mức 24.080 VND/USD chiều mua và 24.450 VND/USD chiều bán ra. Tỷ giá trên thị trường tự do có mức giảm nhẹ hơn.

Áp lực tỷ giá đã giảm bớt

Tính từ đầu năm tới nay, tỷ giá giữa USD và VND tăng 4% - so với mức 3% của DXY và mức 4,5-6% của các đồng tiền khác trong khu vực. Tuy nhiên, hiện cung và cầu ngoại tệ không có nhiều áp lực khi giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân 10 tháng đạt khoảng 18 tỷ USD hay cán cân thương mại 10 tháng thặng dư 24 tỷ USD và biến động trên thị trường tự do cũng cho thấy nhu cầu tiền USD từ cá nhân trong nước không có sự đột biến.

Do vậy, theo SSI, động thái ngưng phát hành tín phiếu của NHNN một mặt xuất phát từ diễn biến tích cực của thị trường ngoại tệ và một mặt đến từ nhu cầu của các ngân hàng thương mại trên kênh tín phiếu sẽ giảm, trong bối cạnh các ngân hàng thương mại cần chuẩn bị thanh khoản cho mùa cao điểm tín dụng vào cuối năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cảnh báo, rủi ro về tỷ giá vẫn còn hiện hữu khi chênh lệch lãi suất vẫn ở mức lớn và nhiều khả năng NHNN sẽ linh hoạt sử dụng kênh tín phiếu (có thể với các kỳ hạn ngắn hơn) nếu cần thiết.

Còn theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect, các yếu tố rủi ro với tỷ giá vẫn còn khi đà tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt rõ nét trong bối cảnh nguồn cung trái phiếu chính phủ Mỹ tăng cao; cùng với đó là áp lực lạm phát trong nước và nhu cầu nhập khẩu gia tăng trở lại khi sản xuất phục hồi.

Nhưng VNDirect đánh giá rủi ro từ lạm phát và nhập khẩu là không lớn trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế còn yếu và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã chủ động chuẩn bị nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị (từ chính nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu). Do đó, tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối quý 4/2023 nhờ nguồn cung ngoại tệ đổ về dịp cuối năm.

Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024 mới diễn ra, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright cho rằng, định hướng chính sách của NHNN luôn muốn duy trì chính sách tiền tệ hỗ trợ cho tăng trưởng, nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý, NHNN có duy trì được chính sách tiền tệ nới lỏng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thậm chí có thể đảo chiều khi chịu áp lực từ hai yếu tố là tỷ giá và lạm phát.