您现在的位置是:World Cup >>正文

【tỷ số bóng đá serbia】Việc tử tế của bà Thuý

World Cup3426人已围观

简介(CMO) Ở tuổi 60, thay vì tận hưởng những thú vui trong cuộc sống, hoặc quẩn quanh với công việc nội ...

Báo Cà Mau(CMO) Ở tuổi 60, thay vì tận hưởng những thú vui trong cuộc sống, hoặc quẩn quanh với công việc nội trợ, bà Nguyễn Hồng Thuý (Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau) vẫn cần cù lao động với những việc làm phù hợp với bản thân. Câu chuyện ấm áp tình người mà bà đã lặng lẽ làm suốt hơn 10 năm qua làm người nghe không khỏi xúc động.

Tại Hội chợ Việt Nam - Thái Lan có gian hàng của Hội LHPN tỉnh, bà Thuý được hỗ trợ một góc nhỏ để bày bán các sản phẩm tự tay mình làm. Điều khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên là các mặt hàng giỏ xách nhựa của bà đều được làm từ nguồn nguyên liệu tái chế và được gom nhặt khắp nơi, tô điểm thành sản phẩm “ăn tiền”.

Các loại dây đai nhựa được sử dụng để gia cố hàng hoá trong xây dựng hoặc các mặt hàng điện tử, điện lạnh, với ưu điểm giá thành rẻ, cùng độ bền chắc, tuy nhiên, khi hết giá trị sử dụng, chúng sẽ bị vứt đi, hoặc đem đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Mỗi ngày đi ngang các cửa hàng điện máy, các công trình xây dựng, các khu chợ hay khu công nghiệp, nhìn thấy hàng chục ký dây đai nhựa bị vứt bỏ ngổn ngang ra môi trường, bà nảy ra ý tưởng thu gom về vệ sinh sạch sẽ, tận dụng làm nguyên liệu đan thành những chiếc túi xách vô cùng xinh xắn và hữu ích.

Sản phẩm giỏ nhựa được làm từ các loại dây đai nhựa bỏ đi.

Bà Thuý chia sẻ: “Những dây đai nhựa này đa phần người ta sẽ bỏ đi rất lãng phí, tôi đi dọc đường thấy chỗ nào bỏ các loại dây này, tôi sẽ nhặt về tận dụng thời gian rảnh để đan giỏ nhựa. Công nhân, thợ hồ rất thích mua mấy loại giỏ này vì tiện dụng để họ mang cơm đi làm, thay vì phải sử dụng bọc ni-lông. Lâu dần thành thói quen, trong cốp xe tôi lúc nào cũng có cái bao, đi dọc đường thấy ai bỏ dây đai là tôi nhặt về”.

Với giá từ 30.000-40.000 đồng/cái, các sản phẩm do bà Thuý làm ra rất chắc và tiện dụng. Không chỉ đan giỏ, với kinh nghiệm từng là thợ may, bà còn làm ra các sản phẩm dây buộc tóc đủ sắc màu phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em. Vào các dịp hội chợ hay các lễ hội được tổ chức tại TP Cà Mau, các mặt hàng của bà được Hội LHPN tỉnh tạo điều kiện để giới thiệu bày bán, thông qua đó lan toả thông điệp tích cực về hạn chế rác thải nhựa.

Tuổi thơ của người phụ nữ U60 này là những ngày tháng cơ cực. Rời quê nhà Cái Nước lên TP Cà Mau để đi học, cô gái trẻ tên Thuý may mắn được người anh cưu mang suốt 7 năm ròng. Sau khi học hành thành tài, bà nên duyên vợ chồng và có hai mặt con với thầy giáo dạy toán. Như một sự hữu duyên, trong quá trình học thêm văn bằng y sĩ, bà Thuý biết một cô sinh viên nghèo cùng quê Cái Nước. Đồng cảm cho hoàn cảnh nghèo khó nhưng rất ham học của cô sinh viên ấy, bà quyết định đóng tiền học phí, lo luôn chỗ ăn ở để cô gái ấy yên tâm học tập. Sau 10 năm được bà Thuý nuôi ăn học, cô sinh viên nghèo năm nào đã trở thành nữ y sĩ, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.

Nói về việc mình làm trong suốt hàng chục năm qua, bà Thuý trải lòng: “Mặc dù lúc đó kinh tế trong nhà cũng chẳng khá giả, nhưng thương con bé tính tình hiền lành, nhà nghèo nhưng chịu khó học hành, hình ảnh đó tôi nhớ đến mình ngày xưa cũng được ân nhân cưu mang, nên tôi quyết tâm lo cho ăn học đến nơi đến chốn. Đến tận bây giờ con bé vẫn ở nhà tôi, tôi xem nó như con gái trong gia đình”.

Vội vàng thu xếp đồ đạc để tranh thủ ra quầy hàng phục vụ cho 2 ngày cuối cùng của hội chợ, bà Thuý hào hứng khoe: “Mấy ngày hội chợ, tôi bán dây buộc tóc, giỏ nhựa được 5-6 triệu đồng. Tôi còn rủ các chị em nấu thêm nước sâm bán cho khách. Họ cười tôi tham tiền, nhưng cái tánh tôi từ nhỏ thích “buông dầm cầm chèo”, cái gì làm được ra tiền là tôi ham lắm. Mình là phụ nữ, còn sức thì còn làm, không lệ thuộc vào ai, giúp ích được cho xã hội là vui rồi”./.

 

Hữu Nghĩa

 

Tags:

相关文章