Bắc Kinh lợi dung sự kiện khủng bố ở Pháp nhằm trấn áp Tân Cương?ốcmạnhtaymờiphươngTâytrấnápTânCươtran monaco
Theo báo Đất Việt, thực hư tin đồn Bắc Kinh lợi dụng vụ tấn công khủng bố Paris để tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây và thế giới nhằm “nâng cấp” vụ bạo loạn Tân Cương ra sao chưa ai rõ, nhưng tình trạng bất ổn ở Tân Cương, quê hương của người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo (Muslim Uighur) khiến hàng trăm người thiệt mạng là có thật và cách giải thích của Bắc Kinh cũng rất mập mờ khiến dư luận không khỏi băn khoăn.
Bắc Kinh cáo buộc Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) có liên quan mật thiết với Al-Qaeda, là thủ phạm chính gây ra vụ bạo loạn này vì ETIM muốn thành lập một nhà nước Đông Turkestan (East Turkestan) độc lập.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, thời gian gần đây nhiều người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo đã chạy sang Syria và Iraq để gia nhập IS (Nhà nước Hồi giáo tự xưng) và nhiều tổ chức khủng bố khác.
Mặc dù, Trung Quốc nhấn mạnh đến vụ bạo động Tân Cương, song nhiều chuyên gia nước ngoài lại tỏ ra hoài nghi về sự tồn tại của ETIM, cũng như sự nguy hiểm của nó. Thực hay hư, và có nguy hiểm như chính phủ Trung Quốc tuyên bố hay không. Đơn giản, Bắc Kinh cung cấp quá ít bằng chứng chứng minh sự tồn tại của tổ chức Hồi giáo này.
Trung Quốc dùng súng phun lửa tiêu diệt "khủng bố" Tân Cương
Trước đó, hôm 20/11, Trung Quốc tuyên bố lực lượng an ninh nước này đã tiêu diệt 28 thành viên một nhóm “khủng bố” thực hiện cuộc tấn công làm chết 16 người tại mỏ than hồi tháng 9/2015 sau 56 ngày truy lùng, báo Người lao động đưa tin.
Tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc PLA Daily cho biết một đội cảnh sát đặc nhiệm trang bị vũ khí đã theo dõi và dồn những kẻ tấn công vào ngọn núi “như đại bàng phát hiện con mồi”.
PLA Daily dẫn lời một quan chức cao cấp kể rằng lực lượng đặc biệt đã sử dụng lựu đạn làm mù đối phương tạm thời và hơi cay để buộc những kẻ tấn công rời khỏi chỗ ẩn nấp nhưng không thành. Cuối cùng, họ đã “sử dụng súng phun lửa” - loại vũ khí có tính sát thương cao. Theo tờ báo, hơn 10 kẻ tấn công trang bị nhiều dao trên người chạy ra và cuối cùng đã bị “tiêu diệt hoàn toàn”.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đang đối mặt mối đe dọa nghiêm trọng từ các chiến binh Hồi giáo cực đoan và ly khai ở khu vực Tân Cương giàu năng lượng cận kề Trung Á, nơi hàng trăm người chết vì bạo lực trong những năm gần đây.
Khả năng phương Tây hợp tác cùng Trung Quốc không cao
Lei Wei (Lý Vĩ), chuyên gia nghiên cứu khủng bố thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế Đương đại, thuộc Bộ an ninh Quốc gia Trung Quốc, vừa có bài viết đăng trên tờ China Daily cho rằng, việc Trung Quốc cần hợp tác với các nước phương Tây để chống khủng bố là việc làm “cấp bách”. “Giống như Pháp, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những mối đe dọa từ IS, vị vậy, đối phó khủng bố như vụ Paris vừa qua là việc cần làm ngay”.
Tuy nhiên, từ lâu, các nước phương Tây đã miễn cưỡng chia sẻ thông tin tình báo hay hợp tác với Trung Quốc với lý do Trung Quốc cung cấp rất ít bằng chứng chứng minh sự tồn tại của ETIM và lo rằng, nhân quyền ở Tân Cương có thể bị vi phạm nghiêm trọng.
Một nhà ngoại giao phương Tây làm việc tại Bắc Kinh, đề nghị được giấu tên cho hay, Trung Quốc đang lợi dụng vụ khủng bố ở Paris để tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây giải quyết vụ bạo loạn ở Tân Cương giống như Trung Quốc đã làm theo kiểu “té nước sau mưa” nhân sự kiện khủng bố nhắm vào Mỹ hôm 11/9/2001, và xa hơn, Bắc Kinh muốn LHQ và Washington đưa ETIM vào danh sách khủng bố để dễ bề xử lý, một mũi tên trúng hai đích.
Dilxat Raxit – một phát ngôn viên nhóm người lưu vong Duy Ngô Nhĩ – nói: “Các cuộc tấn công ở Paris đã cho Trung Quốc một cái cớ chính trị để họ trơ trẽn sử dụng súng phun lửa trấn áp người Duy Ngô Nhĩ không tên tuổi, không vũ trang, không được pháp luật bảo vệ và đang cố tránh bị bắt”.
Theo Nicholas Bequelin, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Á, Trung Quốc đang cố gắng để tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây giải quyết vấn đề Tân Cương, nhưng thực tế điều này không dễ. “Chẳng ai muốn hợp tác với một quốc gia mà ở đó tôn giáo không được tôn trọng”, ông Bequelin nói.
Reuters bình luận các quan chức cấp cao ở Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra thách thức an ninh ở Tân Cương và biến nơi đây thành mặt trận trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Tuy nhiên, các nước phương Tây tỏ vẻ không hề muốn hợp tác trong chiến dịch “chống khủng bố” của Bắc Kinh và lo ngại vi phạm nhân quyền.
Thu Thủy (T/h)
Nghi can 16 tuổi chết sau khi bị tạm giam tại công an huyện