Thời gian tổ chức bị đình lại 2 lần,ảichạythnhcngvnhiềunghĩamanglạty lệ kèo hôm nay thời điểm diễn ra Giải marathon quốc tế “Mekong delta marathon” lần 2 rơi vào lúc mưa bão diễn biến phức tạp... Dù có khó khăn, nhưng Hậu Giang và đơn vị tổ chức đã tạo nhiều ấn tượng với vận động viên và du khách. Phóng viên Báo Hậu Giang ghi nhận lại những ý kiến đánh giá tâm huyết về giải chạy này.
Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Lan truyền nét đẹp văn hóa, lòng hiếu khách của Hậu Giang
- Ban tổ chức kỳ vọng Giải marathon quốc tế “Mekong delta marathon” Hậu Giang sẽ thật sự trở thành một lễ hội thể thao - du lịch đồng bằng sông Cửu Long, là cầu nối để có thêm nhiều người tham gia giải ở những lần tổ chức tiếp theo và cùng nhau tham gia rèn luyện sức khỏe thông qua chạy bộ. Tôi mong muốn thông điệp “Một vận động viên chạy - Một cây xanh được trồng” để cùng nhau chống biến đổi khí hậu sẽ được lan tỏa nhiều hơn và từng người sẽ thể hiện sự chung tay qua từng công việc cụ thể. Từ giải, những nét đẹp về văn hóa, con người, thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Hậu Giang sẽ lan tỏa cả nước và được các nước trên thế giới biết đến.
Ông Nguyễn Tử Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Nexus: “Tuổi lên hai có sự chuyển biến rõ nét…”
- Tôi đánh giá cao Giải marathon quốc tế “Mekong delta marathon” Hậu Giang ở tuổi lên hai khi có sự chuyển biến rõ nét, với sự trưởng thành, đầu tư chỉn chu ngay từ khá sớm. Minh chứng rõ nét khi số lượng vận động viên tham dự năm nay tăng hơn gấp 1,5 lần (tăng ở tất cả các cự ly) so với năm 2019. Đáng mừng hơn là giải đã thu hút được sự quan tâm, góp mặt tranh tài của nhiều vận động viên nổi tiếng của phong trào chạy bộ Việt
Vận động viên Steve Fuller - Vương quốc Anh “Rất thích ẩm thực và những cung đường chạy của giải”
- Tôi đã thử nhiều món ăn ở Hậu Giang nhưng thích nhất là món bánh xèo và bún riêu. Tôi cũng ăn khóm và uống nước dừa ở những gian hàng lễ hội trái cây của các bạn. Mọi người đều rất dễ thương và thân thiện. Trên đường di chuyển từ Cần Thơ đến Vị Thanh để tham gia giải từ hôm qua, tôi đã chụp lại rất nhiều ảnh cảnh quan thiên nhiên, nhất là cảnh dọc theo những con kênh, cảnh những đàn vịt bơi tung tăng trên cánh đồng vào sáng sớm rất bình yên. Sau khi hoàn thành cự ly, cảm nhận của tôi là những cung đường ở đây rất rộng rãi, thoáng đãng, không ồn ào, rất thích hợp để chạy marathon. Nếu có dịp vào năm sau nhất định tôi sẽ trở lại tham gia.
Vận động viên Eiji Asano, Tổng Giám đốc Công ty Yamada Consulting & Spire
- Tham gia giải chạy lần này tôi cảm thấy rất vui và tôi sẽ tiếp tục đăng ký tham gia giải tiếp năm sau. Trước khi bước vào thi đấu, tôi còn có thời gian tham quan trước các cung đường. Riêng đường chạy cự ly 21km của mình đăng ký tôi thấy đường khá bằng phẳng, phù hợp với khả năng của mình. Tôi thích hầu hết các món ăn Việt, đặc biệt là các loại trái cây mà các bạn trưng bày ở khu vực lễ hội.
Vận động viên Đoàn Ngọc Hải: “Tôi không phải là ngôi sao của giải, tôi là một vận động viên bình thường!”
- Bản thân tôi tham gia nhiều giải chạy khắp các miền đất nước và lần này là giải chạy Marathon quốc tế của Hậu Giang, tôi tham gia với tinh thần một vận động viên marathon năng động, nhiệt huyết, chạy bất chấp tuổi tác. Tôi tham gia giải chạy tại Hậu Giang vì thông điệp ý nghĩa chống biển đổi khí hậu “Một vận động viên chạy - Một cây xanh được trồng” và vì miền Trung. Bản thân tôi đang cùng các anh chị khác làm các hoạt động thiện nguyện trên khắp đất nước nên những giải chạy thế này tôi đều cố gắng tham gia. Hôm nay, tôi không mặc áo của Ban tổ chức mà mặc áo với slogan “Hãy đến với Mèo Vạc”, vì tôi muốn lan truyền thông điệp, kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng cho vùng đất còn quá khó khăn này…
Vận động viên Trần Công Nghi, 65 tuổi, thành phố Ngã Bảy: “Phục thù” ở mùa kế tiếp
- Tôi tham gia giải với mục đích chính là rèn luyện sức khỏe, giao lưu vui khỏe. Với tôi, lớn tuổi không có nghĩa là ngừng luyện tập thể thao. Góp mặt tại giải tôi cảm thấy rất vinh hạnh khi có cơ hội thử thách bản thân mình và. Tôi quan niệm, không gì là quá muộn, năm nay không đạt thành tích tốt thì sẽ tiếp tục rèn luyện để “phục thù” ở mùa kế tiếp. Giải đấu đã diễn ra khá thành công, thu hút đông đảo vận động viên tham gia, mang cơ hội kết nối và quảng bá hình ảnh Hậu Giang tuyệt vời.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu trao khăn rằn cho vận động viên đoạt giải. Ảnh: LÝ ANH LAM
(HG) - Các thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba ở các cự ly được trao khăn rằn làm quà lưu niệm. Ở mùa giải năm trước không có quà tặng này. Lý giải chuyện chọn khăn rằn để làm quà, ông Nguyễn Tử Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Nexus, chia sẻ: Chiếc khăn rằn được coi như một sự gắn bó mật thiết, như một biểu tượng văn hóa ăn mặc của con người nơi đây. Giải chạy này sẽ được mở rộng, nâng tầm thành giải chạy đồng bằng nên chọn chiếc khăn rằn làm quà tặng là sự trân trọng giá trị văn hóa. |
Nhóm PHÓNG VIÊN