Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại cuộc Hội thảo “Dự án PPP và vai trò của Kiểm toán nhà nước” do KTNN tổ chức ngày 3/3.
Nhiều kẽ hở trong quản lý các dự án PPP
TheểmsoátdựánPPPKhôngthểthiếuvaitròcủaKiểmtoánnhànướnhận định liverpool vs nottinghamo GS.TS Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng KTNN, những năm qua, hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ công, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích còn có rất nhiều vấn đề đến liên quan đến quản lý, điều hành, khai thác các dự án PPP, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Trong khi việc đầu tư nhiều dự án PPP còn hiện tượng thiếu minh bạch, công tác quản lý còn nhiều bất cập,… thì các nhà đầu tư cũng lo ngại về tính ổn định của việc hợp tác, tính bền vững của các quy định pháp luật. Rủi ro chính sách dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư đề xuất áp dụng bảo lãnh hoặc yêu cầu một mức lợi nhuận cao hơn, gián tiếp làm tăng chi phí dự án cũng như giảm tính thu hút nhà đầu tư.
Kết quả kiểm toán cho thấy, các dự án PPP nói chung và các dự án BOT, BT nói riêng cho thấy còn nhiều bất cập và kẽ hở về cơ chế, chính sách như: Hầu hết các dự án BOT, BT được kiểm toán đều thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, tiềm ẩn rủi ro, thất thoát, lãng phí và chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP từ trước đến nay đang dừng lại ở thông tư và nghị định hướng dẫn, khi triển khai còn nhiều vướng mắc, gây quan ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Việc nhà đầu tư được tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát dẫn tới không đảm bảo tính khách quan, dễ xảy ra thất thoát. Trong khi đó, việc kiểm toán các dự án PPP trong thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán như một số văn bản pháp luật chưa có sự đồng bộ với Luật Ngân sách nhà nước, Luật KTNN.
Bình luận về vấn đề này, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng cốt lõi của mọi nguyên nhân chính là sự không chặt chẽ, trong quản lý nhà nước đối với dự án BOT, thậm chí còn có nhận thức sai lệch, ngộ nhận về BOT, không coi dự án BOT giao thông là tài sản công và đầu tư công nên không cần KTNN; thậm chí, còn hiện tượng cố tình lập lờ, không phân biệt và đánh đồng dự án BOT giao thông xây mới với loại hoạt động đơn giản là duy tu, bảo dưỡng, tạo nút thắt và ép buộc người dân không có sự lựa chọn cần thiết.
Với các dự án BT theo cơ chế triển khai hiện nay, kẽ hở đáng quan ngại của quản lý nhà nước và cũng là sức hấp dẫn nhà đầu tư với các dự án tập trung ở một số điểm. Đó là chủ đầu tư được quyền chủ động dẫn dắt cuộc chơi do các dự án BT hầu hết đều được chỉ định thầu và dễ “bắt tay” thương lượng” với cơ quan quản lý. Cơ chế thanh toán bằng trái phiếu Chính phủ cũng biến tướng BT thành dự án đầu tư công đích thực, nhất là những dự án được “ưu ái” cho thanh toán một phần vốn trước khi công trình hoàn thành, giống như cơ chế giải ngân dự án đầu tư công thông thường khác. Cơ chế thanh toán bằng đất cũng hấp dẫn nhà đầu tư vì họ được quyền sử dụng quỹ đất không qua đấu thầu như cơ chế đấu giá đất tại nguồn ngân sách khác.
Luật hoá, đề cao vai trò của KTNN trong dự án PPP
Theo ông Lê Tùng Lâm - Phó Chánh Văn phòng KTNN, trong 3 năm 2016-2019, KTNN đã kiểm toán 84 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT giao thông. KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 4.684,4 tỷ đồng, bằng 3,4% tổng giá trị được kiểm toán, trong đó nhiều dự án có tỷ lệ xử lý tài chính lớn từ 11% đến 13% giá trị được kiểm toán. Trong 84 dự án, KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn so với phương án ban đầu của 81 dự án là 300 năm, trong đó có dự án giảm thời gian nhiều nhất là 13 năm 1 tháng 12 ngày.
Kiểm toán 50 dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 9.102 tỷ đồng, bằng 13,78% tổng giá trị được kiểm toán, trong đó có những dự án tỷ lệ kiến nghị xử lý tài chính lớn từ 27% đến 29% giá trị được kiểm toán. “Vấn đề đặt ra là nếu các dự án BOT, BT thời gian qua không được kiểm toán thì số tiền thất thoát sẽ rất lớn, mức độ chi phí sẽ đè nặng lên người dân, doanh nghiệp và ngân sách sẽ thất thoát lớn”, ông Lâm nhận định.
Thảo luận tại hội thảo, các chuyên gia đều cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của KTNN như là một “chốt chặn” trong việc kiểm soát tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong các dự án PPP. Nội dung, phạm vi của KTNN cần được mở rộng nhiều hơn, toàn diện hơn, không chỉ giới hạn trong “hậu kiểm” mà cả “tiền kiểm”, trước khi ký kết hợp đồng. Ngoài ra, TS Nguyễn Minh Phong cũng lưu ý không nên sử dụng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nội bộ để giảm nhẹ hay loại bỏ vai trò của KTNN trong kiểm toán các dự án PPP mà “đây phải là barie cuối cùng trong việc giám sát, quản lý”.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng, hiện nay dự thảo Luật PPP chưa đề cập được toàn diện về chức năng, nhiệm vụ của KTNN cũng như chưa nhìn nhận đúng bản chất của dự án đầu tư theo hình thức PPP, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên tham gia dự án này. Các kết quả kiểm toán đối với các dự án BOT, BT của KTNNN thời gian qua là minh chứng khách quan về vai trò của KTNN trong việc kiểm toán toàn diện các dự án BOT, BT nói riêng và dự án PPP nói chung, vì thể dự thảo Luật cần cụ thể hoá hơn vai trò của KTNNN trong các dự án này, theo quy định pháp luật hiện hành.
H.Y