【keonhac】Hà Nội: Hàng Việt dự kiến sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2023 Hà Nội: Lên phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết 2024 của người dân

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Năm nay,àNộiHàngViệtdựkiếnsẽlênngôitrongTếtNguyênđákeonhac dự báo kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc mua sắm của người dân chắt chiu hơn, sự chuẩn bị hàng hóa của năm nay so với những năm trước có gì khác biệt, thưa bà?

Năm nay, tình hình kinh tế thế giới, khu vực cũng như của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế từ dịch Covid-19.

Dự báo, năm 2024 có những tín hiệu kinh tế khởi sắc từ thị trường nội địa cũng như từ thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn thách thức với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Sở Công Thương Hà Nội đi kiểm tra nguồn cung hàng hóa cuối năm 2023
Sở Công Thương Hà Nội đi kiểm tra nguồn cung hàng hóa cuối năm 2023

Để phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt. Từ đó, xây dựng và triển khai kế hoạch phục vụ Tết với tổng trị giá các nhóm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu cao trong dịp Tết khoảng trên 40 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2023.

Hiện, toàn bộ các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Tết đang được các doanh nghiệp sản xuất hối hả chuẩn bị và đưa đến các hệ thống phân phối.

Về phía các hệ thống phân phối đã đàm phán với các doanh nghiệp sản xuất về nguồn cung cũng như giá cả cách đây từ 3 tháng, thậm chí 6 tháng để chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ nguồn hàng và dự trữ theo chỉ đạo của Sở Công Thương Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cả trước, trong và sau Tết.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn dự trữ cao hơn so với mức mà Sở Công Thương và TP. Hà Nội giao để sẵn sàng đối phó với các tình huống khẩn cấp, các tình huống dịch bệnh hoặc những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra, từ đó có thể chủ động đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán này.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan
Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan

Bên cạnh đó, các mặt hàng khác như điện, điện tử, điện máy, các mặt hàng thời trang cũng được các doanh nghiệp rất quan tâm đẩy mạnh kích cầu trong thời điểm cuối năm.

Năm nay, do điều kiện kinh tế của thế giới và trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu và chỉ mua sắm các mặt hàng thiết yếu.

Do đó, để kích cầu tiêu dùng, Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu cho thành phố ban hành các chương trình khuyến mại tập trung. Các doanh nghiệp chủ động đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, kết nối với các nhà sản xuất để từ đó giảm giá thành và đưa ra các chương trình khuyến mại từ cơ sở sản xuất đến cơ sở phân phối, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời đưa ra các chương trình quảng bá sản phẩm để kích thích người dân “mở ví”, tăng tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán.

Như vậy, với các chính sách đồng bộ. Nhà nước hỗ trợ giảm thuế VAT 2% cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được nguồn vốn để quay vòng, vừa sản xuất, vừa kinh doanh, đưa ra các sản phẩm có giá trị phù hợp với thuế đã được giảm để giảm giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tổ chức các chương trình khuyến mại, các chương trình kích cầu, các lễ hội, hội chợ để đưa các sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Cùng với đa dạng các giải pháp trong việc chuẩn bị tốt nguồn cung hàng hóa, người dân Thủ đô sẽ yên tâm mua sắm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các gia đình trong dịp Tết này.

Năm 2023 được dự báo là khó khăn, năm 2024 dù đã có những tín hiệu khả quan nhưng tình hình vẫn chưa bớt khó.Bà nhận định như thế nào về sức mua năm nay so với năm trước?

Người dân vẫn có nhu cầu và tính toán dành khoản tiền mua sắm nhằm hưởng ứng Tháng khuyến mại tập trung của TP. Hà Nội cũng như trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán sắp tới.

Dự báo nhu cầu mua sắm hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán tăng khoảng từ 10 - 13% so với năm trước.

Để đẩy mạnh Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong dịp Tết năm nay, phía Sở Công Thương có những chương trình gì, thưa bà?

Đối với hàng Việt, những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp của TP. Hà Nội đã nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người dân thông qua Chương trình Bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của TP. Hà Nội. Do đó, các sản phẩm của doanh nghiệp đã tiếp cận trực tiếp và rất gần với người tiêu dùng Thủ đô.

Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm hàng hóa dịp cuối năm 2023 tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội)
Người tiêu dùng Thủ đô mua sắm hàng hóa dịp cuối năm 2023 tại siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội)

Bên cạnh đó, doanh nghiêp cũng chú trọng trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, thiết kế các mẫu mã, bao bì, đóng gói phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. Để làm sao hàng hóa đến được với người sử dụng một cách thuận tiện nhất, giá ưu đãi nhất, chất lượng tốt nhất.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ phối hợp với các Sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị sản xuất kinh doanh triển khai các chương trình, hoạt động, sự kiện kích cầu mua sắm dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: Tổ chức các chợ hoa Xuân; tổ chức các điểm, chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn để phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, sẽ tổ chức các sự kiện thực hiện Kế hoạch kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ tiêu dùng, chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2024 và các sự kiện của thành phố thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu để tạo nguồn cung hàng hóa ổn định, phục vụ đầy đủ nhu cầu người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Khuyến khích các đơn vị tổ chức sự kiện, doanh nghiệp tổ chức các hội chợ Tết phục vụ nhân dân. Tiếp nhận và hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tổ chức chương trình khuyến mại phục vụ nhân dân trong dịp Tết theo đúng quy định.

Xin cám ơn bà!