【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia pháp】Khám phá thế giới về ‘nhà vệ sinh’ của loài kiến đen

“Nhà vệ sinh” của loài kiến là một khám phá thế giớiđầy thú vị. Những con côn trùng này cất giữ chất thải của chúng chỉ ở một hoặc hai chỗ. Trong điều kiện chật hẹp của một tổ kiến,ámpháthếgiớivềnhàvệsinhcủaloàikiếnđbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia pháp việc 100.000 con kiến cùng chung sống có thể đôi chút lộn xộn. Tuy nhiên, loài kiến vườn màu đen dường như đã có một giải pháp: chúng xây dựng các nhà vệ sinh kèm theo ở các góc tổ của mình.

Nhà vệ sinh của kiến là một trong nhiều khám phá thế giới thú vị nhất

Nhà vệ sinh của kiến là một trong nhiều khám phá thế giới thú vị nhất

Tuy nhiên, thay vì vứt bỏ và để phân tích tụ như thường làm với các loại rác thải khác, chẳng hạn như thức ăn hay xác động vật, kiến vườn đã xây dựng các nhà vệ sinh bên trong tổ của chúng. Thói quen này ám chỉ, loài kiến này có thể dùng phân của chúng cho mục đích sử dụng nào đó, ví dụ như dùng để làm nơi "trồng" thực phẩm.

Tiến sĩ Tomer Czackzkes - người dẫn đầu nghiên cứu thuộc Đại học Regensburg (Đức), cho biết: "Đối với kiến, cũng giống như con người sống trong các cộng đồng vô cùng đông đúc, vệ sinh là một vấn đề lớn. Kiến thường giữ tổ rất ngăn nắp và thường vứt bỏ các rác thải nguy hiểm như đồ ăn còn sót lại và xác động vật. Một số loài côn trùng này dùng phân để phòng thủ, làm vật liệu xây dựng, phân bón cho mùa màng hoặc để đánh dấu. Có lẽ, những nhà vệ sinh của kiến còn là nơi trồng trọt hoặc thậm chí là kho cất giữ các chất dinh dưỡng có giá trị".

Khám phá thế giới mới này về loài kiến đã gây bất ngờ cho các nhà khoa học

Khám phá thế giới mới về loài kiến đã gây không ít tò mò cho các nhà khoa học

Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Public Library of Science One, ông Czackzkes và các cộng sự đã quan sát hành vi của loài kiến vườn màu đen có tên khoa học là Lasius niger. Họ đã nuôi nhốt những con kiến trong tổ làm từ chất dẻo và cho chúng ăn thức ăn ngọt có nhuộm phẩm màu đỏ hoặc xanh.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chụp ảnh tổ và xung quanh hộp đựng thức ăn dành cho kiến trong thời gian 2 tháng. Sau 2 tháng, họ đưa những con kiến đi nơi khác và phát hiện các mảng màu hình thành ở một trong 4 góc tổ. Các mảng màu này có cùng màu với loại thức ăn ngọt mà lũ kiến được cho ăn.

 Không có mảng màu nào được tìm thấy bên ngoài tổ, nhưng nhóm nghiên cứu phát hiện các đống xác kiến và rác thải khác ở bên ngoài tổ. Các chuyên gia từng đưa vào tổ kiến thạch protein - thứ mà kiến thợ không ăn và có thể cướp đi sinh mạng của chúng và cũng phát hiện chúng ở bên ngoài tổ.

Loài kiến thông minh hơn con người vẫn nghĩ

Loài kiến thông minh hơn con người vẫn nghĩ

Tiến sĩ Czackzkes nhận định, nhà vệ sinh do kiến xây dựng có thể đóng vai trò kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự phát tán của bệnh tật bên trong các tổ kiến. Ông nói, dường như không có bất kỳ loại nấm nào phát triển ở khu vực nhà vệ sinh, nhưng khi kiến được đưa ra khỏi tổ, một số loại nấm đã sinh sôi nảy nở.

Do các con kiến dường như không tránh đi vào nhà vệ sinh nên nhóm nghiên cứu hiện muốn điều tra xem liệu kiến thợ mang con cái tới hay giữ chúng tránh xa những khu vực này trong tổ. Việc tìm hiểu cách thức động vật xử lý chất thải và phòng ngừa dịch bệnh trong điều kiện sống đông đúc có thể gợi ý cho các biện pháp xử lý chất thải của người trong tương lai.

Vy Vy

 

Loài sinh vật không tiến hóa trong suốt 2 tỷ năm