Tăng cường quản lý vũ khí,ứcnhốihiệntượngraobánvũkhívậtliệunổcôngkhaitrênmạbdltd hom nay vật liệu nổ |
Hiện, chỉ cần truy cập mạng xã hội Facebook với một từ khóa “vũ khí tự vệ”, “shop sung”, “mua bán vũ khí” v.v… ngay lập tức kết quả hiện ra rất nhiều các trang, nhóm cùng những hình ảnh về “hàng nóng”, “hàng lạnh”. Tìm kiếm trên google cũng không khó để tìm thấy các trang bán hàng với tên gọi: “shop công cụ tự vệ”, “công cụ hỗ trợ”, “công cụ tự vệ gia đình”, v.v... Tại những địa chỉ này, có nhiều thông tin rao bán các công cụ để tự vệ và tấn công như: Kìm điện, roi sắt, bình xịt hơi cay, còng số 8, thậm chí là dao, kiếm, súng bắn đạn bi sắt, thiết bị quân dụng v.v..., với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng tùy loại. Người có nhu cầu mua để lại tên, số điện thoại, địa chỉ, "hàng nóng" sẽ được giao đến tận nhà, hết sức đơn giản và dễ dàng.
Súng, đạn được rao bán công khai trên các trang web và Internet |
Khảo sát các website như shoptuvepv.com, dungcutuve.net, cuahangroidien.com, nhiều mặt hàng vũ khí, công cụ hỗ trợ được rao bán với nhiều mức giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Cá biệt một số vũ khí rất nguy hiểm như súng bắn đạn bi sắt với giá chỉ hơn 5 triệu đồng, nhiều loại đao, mã tấu có giá 600.000-700.000 đồng.
Đối với các trang thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo), các mặt hàng về súng cũng xuất hiện nhưng dưới dạng súng đồ chơi, một vài loại đồ chơi có xu hướng bạo lực với trẻ nhỏ và một số công cụ hỗ trợ dạng gậy… Tuy nhiên theo Quyết định 88/2000/QĐ-BTM của Bộ Công Thương thì đây cũng là loại mặt hàng bị cấm buôn bán.
Đồ chơi hình dạng súng cũng được rao bán công khai trên các sàn thương mại điện tử |
Để tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng, các đối tượng buôn bán vũ khí triệt để lợi dụng tính ẩn danh của không gian mạng, sử dụng đa dạng các dịch vụ trực tuyến, để thực hiện hành vi phạm tội. Các đối tượng lập hàng ngàn trang web, tài khoản mạng xã hội, các hội nhóm kín và công khai trên mạng xã hội để quảng cáo, mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo kèm theo số điện thoại liên hệ.
Sau khi khách hàng đồng ý, đối tượng không gặp mặt trực tiếp, chỉ liên hệ, trao đổi mua bán qua số điện thoại là sim rác, tài khoản Zalo, Facebook, Telegram,… ảo. Một số đối tượng còn vận chuyển hàng thông qua người quen, dịch vụ xe khách liên tỉnh, hoặc thông qua các dịch vụ vận chuyển công nghệ như: Giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, ViettelPost, Grab, Ladaza, Shopee, Tiki... không ghi địa chỉ người gửi hoặc khai báo không đúng loại hàng hóa cần gửi nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Hình ảnh vũ khí nguy hiểm, hơi cay, vật liệu nổ được rao bán công khai |
Việc thanh toán tiền được thực hiện qua tài khoản ngân hàng không đăng ký chính chủ, đi mượn hoặc thuê của người khác, hoặc thanh toán qua hình thức ship COD (nhận hàng, kiểm tra rồi trả tiền cho nhân viên giao hàng).
Nguồn hàng do một số nhóm đối tượng làm tổng đại lý nhập lậu với số lượng lớn vào Việt Nam qua các cửa khẩu và đường mòn biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, Campuchia, Lào thông qua các dịch vụ vận chuyển quốc tế, các trang thương mại điện tử lớn của Trung Quốc, như: Tao Bao Express, Alibaba,… hoặc các đường dây buôn lậu trái phép.
Bên cạnh đó, một số đối tượng còn sử dụng các loại máy móc công nghệ cao tự sao chép, sản xuất trái phép nhiều loại súng, đạn và nhận "nâng cấp" từ súng ít sát thương lên súng gây sát thương cao hoặc tự tìm hiểu video hướng dẫn trên Youtube, Facebook và mua các loại hóa chất, thuốc pháo, dây cháy chậm trên không gian mạng... để chế tạo pháo và bán. Các đại lý nhỏ thường lấy hàng của nhau hoặc lấy hàng từ các đại lý lớn, bán cho khách hàng hưởng tiền chênh lệch.
Súng và đạn thật được ra bán trên mạng xã hội facebook |
Hiện tượng này là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm, đặc biệt là các đối tượng sử dụng vũ khí gây nên những vụ án nghiêm trọng thiệt hại về người. Thực tế, thời gian qua có không ít vụ cướp tài sản, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ... xảy ra và nhiều đối tượng đã sử dụng súng, kiếm và công cụ hỗ trợ là phương tiện gây án.
Trước tình hình rao bán vũ khí, công cụ hỗ trợ phức tạp trên không gian mạng, Bộ Công an cho biết, thời gian tới, Bộ tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương nòng cốt là Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tập trung lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi rao bán vũ khí và công cụ hỗ trợ trên mạng xã hội.
Vũ khí nguy hiểm cũng được rao bán trên mạng xã hội |
Lực lượng Công an tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu điện, dịch vụ chuyển phát nhanh để phát hiện các đối tượng mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ qua mạng xã hội. Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet rà soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội, thuê bao viễn thông đăng tải thông tin, bài viết, hình ảnh liên quan đến hoạt động mua bán, hướng dẫn chế tạo, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép.