【kết quả bóng đá sydney】Phát hiện 8 trường hợp gian lận hồ sơ cử tuyển

BP - LTS:Hiện nay,ệntrườnghợpgianlậnhồsơcửtuyểkết quả bóng đá sydney trên địa bàn tỉnh đang lan truyền thông tin cho rằng những năm vừa qua, ở Bình Phước có một số sinh viên được tỉnh cho đi học cử tuyển, nhưng lại không đúng đối tượng. Và năm 2010, trong số 118 sinh viên thuộc diện cử tuyển được UBND tỉnh cấp kinh phí đào tạo học đại học theo Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 18-10-2010, có 12 sinh viên là người dân tộc Kinh nhưng vẫn được xét duyệt cho đi học. Chưa hết, trong số này lại có tới 52 sinh viên có hộ khẩu không khớp với nơi công tác. Để giúp bạn đọc có được thông tin chính xác về những nội dung nêu trên, phóng viên Báo Bình Phước đã có cuộc trao đổi với ông NGUYỄN VĂN HÙNG, Giám đốc Sở GD-ĐT về vấn đề này. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi:

Thời gian vừa qua, có thông tin cho rằng một số sinh viên được tỉnh cho đi học cử tuyển, nhưng lại không đúng đối tượng. Xin ông cho biết nội dung này đúng hay sai như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Hùng: Ngày 27-1-2016, Huyện ủy Phú Riềng có Báo cáo số 19-BC/HU về kết quả giải quyết tố cáo đối với đồng chí Nguyễn Thị Quý, đảng viên (nguyên Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Riềng A), trong đó có nội dung: Hợp thức hóa cho con là Đỗ Hoàng Hải để đi học cử tuyển. Nội dung báo cáo nêu rõ:

Qua xác minh sinh viên Đỗ Hoàng Hải sinh ngày 26-9-1995, là người dân tộc Kinh. Thời điểm năm 2013, em Đỗ Hoàng Hải có hộ khẩu tại thôn Phú Hưng, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập (nay là huyện Phú Riềng), tỉnh Bình Phước. Để đảm bảo cho em Hải đủ điều kiện xét cử tuyển, phụ huynh học sinh Đỗ Hoàng Hải đã làm hộ khẩu cho em tại thôn 5, xã Long Bình, huyện Bù Gia Mập (nay là huyện Phú Riềng), tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Phước để được đi học theo chế độ cử tuyển. Sau đó, em Đỗ Hoàng Hải nhập học vào Trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 10-9-2013 của UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT thông tin về 8 trường hợp gian lận hồ sơ cử tuyển tại hội nghị giao ban và cung cấp thông tin cho báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức ngày 7-6-2017 - Ảnh: Thanh Nhã

Tuy nhiên, qua rà soát của Sở GD-ĐT thì sinh viên Đỗ Hoàng Hải không có tên trong Tờ trình số 2315/TTr-SGDĐT ngày 5-9-2013 của Sở GD-ĐT về việc học sinh cử tuyển năm 2011, 2012 chuyển ngành, học lại chương trình dự bị đại học, thay thế học sinh nghỉ học, không đi học, không đạt yêu cầu. Đồng thời, em Đỗ Hoàng Hải cũng không có tên trong danh sách kèm theo Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 10-9-2013 của UBND tỉnh Bình Phước về việc cho phép học sinh diện cử tuyển năm 2011, 2012 lưu ban, chuyển ngành học và thay thế học sinh không đi học, nghỉ học, học  không đạt yêu cầu.

Sau khi xảy ra sự việc của em Đỗ Hoàng Hải, Sở GD-ĐT đã tiến hành thành lập Tổ rà soát lại danh sách những học sinh cử tuyển. Qua đó, Tổ rà soát đã phát hiện không chỉ có trường hợp Đỗ Hoàng Hải, mà còn có 7 trường hợp khác cử đi học không đúng quy định. Sở GD-ĐT xét thấy, để xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong việc tham mưu cử tuyển sinh viên Đỗ Hoàng Hải và các trường hợp còn lại theo kiến nghị của Tổ rà soát là, cần có sự phối hợp của các ngành chức năng để xác định rõ được người thực hiện và động cơ, mục đích của việc thay đổi nội dung các quyết định của UBND tỉnh đã ban hành về việc cử tuyển. Sở GD-ĐT cũng đã có Báo cáo số 8529/BC-SGDĐT ngày 30-12-2016 gửi UBND tỉnh, trong đó có đề xuất: Sở GD-ĐT kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các nội dung sau: Phân công cơ quan chức năng làm việc với các trường đại học liên quan để buộc các học sinh này thôi học, đồng thời thu hồi các khoản học phí, hỗ trợ chi phí học tập đã cấp. Đối với các nội dung thay đổi trong danh sách kèm theo Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 10-9-2013 và Quyết định số 2152/QĐ-UBND ngày 10-10-2014 của UBND tỉnh, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh giao các cơ quan chức năng liên quan tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ những cá nhân, tổ chức đã gây ra những sự thay đổi để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngày 13-3-2017, Sở GD-ĐT tiếp tục có Tờ trình số 783/TTr-SGDĐT đề nghị UBND tỉnh giải quyết sinh viên cử tuyển không có tên trong danh sách đính kèm Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 10-9-2013 và Quyết định số 2152/QĐ-UBND ngày 10-10-2014 cử đi học của UBND tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở tham mưu của Sở GD-ĐT, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh tổ chức điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật (Công văn số 874/UBND-VX ngày 24-3-2017).

Đối với thông tin: Trong số 118 sinh viên thuộc diện cử tuyển được UBND tỉnh cấp kinh phí đào tạo học đại học theo Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 18-10-2010, có 12 sinh viên là người dân tộc Kinh, nhưng không hiểu sao vẫn được xét duyệt cho đi học và thông tin nữa là 52 sinh viên có hộ khẩu không khớp với nơi công tác. Về những nội dung này ông có ý kiến như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Hùng: Theo quy định về đối tượng cử tuyển, tại Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006 quy định như sau: Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh, ưu tiên xét cử tuyển đối với các đối tượng là người dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng số chỉ tiêu được giao.

Như vậy, Hội đồng tuyển sinh cử tuyển của tỉnh năm 2010 xét duyệt cử 15 học sinh người Kinh đi học cử tuyển theo Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 18-10-2010 là đúng với quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Đối với thông tin 52 sinh viên có hộ khẩu không khớp với nơi công tác, năm 2010, Hội đồng tuyển sinh cử tuyển của tỉnh họp kết luận: Tổng chỉ tiêu được giao là 147, số dự tuyển là 134, số xét tuyển 118. Khi thực hiện xét tuyển, các huyện Đồng Phú, Bù Đăng và Bù Đốp được phân bổ 45 chỉ tiêu, nhưng các đơn vị này gửi cử tuyển tới 75 hồ sơ đủ điều kiện. Trong khi đó, ở các huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phước Long có chỉ tiêu phân bổ là 102, nhưng những đơn vị này chỉ gửi 43 hồ sơ đủ điều kiện. Vì vậy, để xét tuyển đủ chỉ tiêu 118 học sinh, Hội đồng cử tuyển đã kết luận điều chuyển 30 hồ sơ từ nơi thừa sang nơi thiếu chỉ tiêu. Ngoài ra, còn 22 hồ sơ đủ điều kiện nhưng chuyên ngành đào tạo đăng ký xét tuyển không còn chỉ tiêu nơi các em thường trú, vì vậy hội đồng đã điều chuyển sang huyện khác có chỉ tiêu chuyên ngành đó nhưng còn thiếu hồ sơ tham gia xét tuyển. Từ đó dẫn đến việc năm 2010 có 52 trường hợp học sinh cử tuyển có hộ khẩu thường trú không trùng khớp với nơi bố trí công tác như thông tin đã nêu và có trường hợp học sinh tốt nghiệp ra trường, huyện không đồng ý bố trí công tác với lý do không phải học sinh do huyện sơ tuyển.

Như vậy, có thông tin cho rằng:... Điều này nói lên quy trình xét duyệt cử tuyển có lỗ hổng lớn, để các quan chức có điều kiện đưa người thân, người quen đi học thu lợi bất chính? Tiêu cực này gây bức xúc trong nhân dân...”, “... có sự đánh tráo hồ sơ...” là không đúng thực tế sự việc.

Trách nhiệm của Sở GD-ĐT trong việc xử lý và tham mưu cho cấp có thẩm quyền để xử lý sai phạm này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Hùng: Ngày 13-3-2017, Sở GD-ĐT cùng đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh đã có cuộc họp liên tịch và thống nhất tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị Trường đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh buộc thôi học 7 học sinh không có tên trong quyết định cử đi học của UBND tỉnh và bồi hoàn kinh phí cử tuyển đã cấp. Trên cơ sở thống nhất tại cuộc họp, Sở GD-ĐT đã có Tờ trình số 783/TTr-SGDĐT ngày 13-3-2017, về việc đề nghị UBND tỉnh giải quyết sinh viên cử tuyển không có tên trong danh sách đính kèm Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 10-9-2013 và Quyết định số 2152/QĐ-UBND ngày 10-10-2014 cử đi học của UBND tỉnh Bình Phước. Sau đó, gia đình em Đỗ Hoàng Hải đã liên hệ với Sở GD-ĐT xin được bồi hoàn kinh phí cử tuyển và Sở GD-ĐT có Quyết định số 1440/QĐ-SGDĐT ngày 13-4-2017 thu hồi số tiền 57.870.000 đồng từ gia đình em Đỗ Hoàng Hải. Đối với các trường hợp khác, Sở GD-ĐT vẫn đang triển khai thu hồi.

Tóm lại, việc em Đỗ Hoàng Hải và một số sinh viên theo học Trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh là không xuất phát từ sự tham mưu của Sở GD-ĐT, những sinh viên này cũng không có tên trong danh sách kèm theo quyết định cử đi học của UBND tỉnh. Sở GD-ĐT đã kiểm tra hồ sơ, báo cáo UBND tỉnh đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, việc thu hồi kinh phí cử tuyển đang được triển khai thực hiện. Vì vậy, có tờ báo điện tử thông tin rằng “...Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 650/UBND-VX hối thúc Sở GD-ĐT trả lời nhưng chưa có thông tin phản hồi...” là không đúng sự thật.

Hiện tại, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản giao nhiệm vụ cho Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành chức năng liên quan tiến hành xác minh, làm rõ hành vi sai phạm và trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan để làm cơ sở xử lý. Sau khi hoàn thành công tác điều tra, xử lý, Công an tỉnh sẽ có kết luận về những sai phạm và cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Thanh Hải(thực hiện)