Vẫn khổ vì kiểm tra chuyên ngành
Bức xúc của các DN về hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành vẫn là chi phí và thời gian. Ông Đinh Công Khương,ệpkêukhóvìkiểmtrachuyênngàltd bong da hom nay va ngay mai Giám đốc Công ty Thép Khương Mai cho rằng, các DN ngành thép đang khổ về kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng thép nhập khẩu. Chi phí kiểm tra hàng hóa của DN tốn kém rất nhiều, mẫu bị cắt nhiều, 1 lô hàng cắt đến 9-10 mẫu, mỗi mẫu cắt chi phí hết 6-7 triệu, giá trị thương mại của những tấm hàng thép bị cắt giảm rất nhiều. Chưa hết, trong thời gian chờ kết quả giám định, hàng nằm ở cảng, chi phí kho bãi tốn hàng tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Ban XNK, Công ty XNK thuốc bảo vệ thực vật An Giang, bức xúc, gần như 100% hàng hóa nhập khẩu của DN đều thuộc diện quản lý chuyên ngành. Lô hàng phân bón lô nào cũng phải làm thủ tục hợp chuẩn, mặc dù những lô hàng này cùng một hợp đồng, cùng một đối tác.
Đại diện các các DN ngành dệt may, Hiệp hội dệt may Việt Nam nhận định, với việc cải cách khai báo hải quan trên hệ thống thông quan điện tử, thời gian thông quan hàng hóa đã được rút ngắn đáng kể. Tuy nhiên, đối với những lô hàng phải “Kiểm tra chuyên ngành” thì vẫn chưa được cải thiện.
Đối với những lô hàng này, kể từ khi DN khai báo, làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành đến khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành, xuất trình cho cơ quan Hải quan để ra quyết định thông quan là khoảng thời gian rất dài, chiếm 72% tổng số thời gian kể từ khi hàng hóa cập cảng đến khi hàng hóa được thông quan. Điều này làm mất thời gian và chi phí cho DN, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, giao hàng thành phẩm cho khách hàng nước ngoài.
Chia sẻ với DN, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho rằng, bản thân cơ quan Hải quan cũng đang phải "chịu trận" trong việc thực hiện hơn 500 văn bản của các bộ, ngành quy định về việc kiểm tra chuyên ngành. Khâu liên kết một cửa hiện nay cũng đang bị ảnh hưởng bởi quản lý chuyên ngành. Từ thực tế này, ngoài việc kiến nghị của cơ quan Hải quan, mong các DN cùng chung tay với cơ quan Hải quan để nêu các vướng mắc, kiến nghị đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành, nhằm cải thiện, rút ngắn thời gian kiểm tra, bãi bỏ những quy định bất hợl lý.
Phần lớn chưa chuyển biến
Ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án GIG cho rằng, theo kết quả khảo sát 5 chi cục hải quan lớn tại TP.HCM (2 Chi cục), Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương cho thấy tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành chiếm 30 – 35% tổng số lô hàng nhập khẩu (riêng tại Chi cục HQ cảng Hải Phòng khu vực I, tỷ lệ này là hơn 44%). Trong tổng số các DN được dự án GIG khảo sát qua phiếu, có tới 62 % DN có hàng hoá phải kiểm dịch, 55% DN có hàng hoá phải kiểm tra chất lượng, 36,2% DN có hàng hoá phải kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP).
Thời gian kiểm dịch phổ biến là 24 – 48 giờ, có nơi, có mặt hàng (sản phẩm chế biển từ sữa, nước giải khát) thời gian kiểm dịch lên tới 168 – 240 giờ; kiểm tra chất lượng phổ biến là 168 giờ, có nơi, có mặt hàng (sữa, thực phẩm, đồ đựng thực phẩm) 240 giờ; kiểm tra ATTP phổ biến là 168 giờ, riêng mặt hàng thực phẩm chức năng thời gian kiểm tra 360 – 400 giờ.
Theo phản ánh của các DN, có một nghịch lý hiện nay là nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại là những mặt hàng bị kiểm tra chuyên ngành gắt gao nhất của nhiều cơ quan. Chẳng hạn như mặt hàng hạt điều (thô và nhân), thuỷ sản, sữa và các sản phẩm từ sữa...
So sánh mức độ đơn giản của thủ tục kiểm tra chuyên ngành năm 2015 với thời gian trước năm 2015: Về thủ tục kiểm dịch, có 63,2% DN tham gia khảo sát cho biết thủ tục kiểm dịch không đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn trước 2015; 36,8% cho rằng thủ tục này đơn giản hơn trước.
Về thủ tục kiểm tra chất lượng: 62,9% DN tham gia khảo sát cho biết thủ tục kiểm tra chất lượng không đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn trước 2015; 37,1% cho biết thủ tục này đơn giản hơn trước.
Về thủ tục kiểm tra ATTP: 72,7% DN tham gia khảo sát cho biết thủ tục không đơn giản hơn hoặc phức tạp hơn trước 2015; 27,3% cho biết thủ tục này đơn giản hơn trước.
Về thời gian hoàn thanh thủ tục kiểm tra chuyên ngành năm 2015 so với trước 2015, 78,6% DN tham gia khảo sát cho biết thời gian kiểm dịch không nhanh hơn hoặc chậm hơn trước 2015, trong khi 21,4% cho rằng nhanh hơn trước.
Về thời gian kiểm tra chất lượng: 90,9% DN tham gia khảo sát cho biết thời gian kiểm tra chất lượng không nhanh hơn hoặc chậm hơn trước 2015, chỉ có 9,1% cho rằng nhanh hơn trước.
Về thời gian kiểm tra ATTP: 81,8% DN tham gia khảo sát cho biết thời gian kiểm tra ATTP không nhanh hơn hoặc chậm hơn trước 2015, chỉ có 18,2% cho rằng nhanh hơn trước.