88Point

Nhiều dự ántruyền tải nhằm đảm bảo điện cho tỉnhUBND tỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoà bxh fifa thế giới

【bxh fifa thế giới】Các dự án truyền tải điện tại Thái Bình chờ gỡ vướng

Nhiều dự ántruyền tải nhằm đảm bảo điện cho tỉnh

UBND tỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN),ácdựántruyềntảiđiệntạiTháiBìnhchờgỡvướbxh fifa thế giới Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đánh giá về tình hình cung cấp điện, phương án phát triển mạng lưới cấp điện và nhu cầu sử dụng điện của tỉnh Thái Bình.

Hiện tại, tỉnh Thái Bình được cấp điện từ 02 trạm biến áp 220 kV Thái Bình (2x250 MVA), Thái Thụy (1x250 MVA) và các đường dây 110 kV liên kết với lưới điện TP. Hải Phòng và tỉnh Nam Định. Mức mang tải trung bình của các trạm biến áp 220 kV trên địa bàn tỉnh Thái Bình khoảng 90-95%, trong một số thời điểm nắng nóng, các máy biến áp 220 kV này có thể bị quá tải nhẹ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, điện thương phẩm đạt 2,599 tỷ kWh tăng trưởng 12,12% so với cùng kỳ năm 2022. Công suất phụ tải cực đại (Pmax) trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 744 MW (tăng 16,9% so với năm 2022).

Trong các năm vừa qua, EVN đã cơ bản đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh Thái Bình, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hiện tại, tổng công suất của các trạm biến áp 220 kV (750 MVA) không đáp ứng được hết nhu cầu phụ tải của tỉnh Thái Bình (744 MW), cần phải được hỗ trợ qua các đường dây 110 kV liên kết với lưới điện tỉnh Nam Định và TP. Hải Phòng. Tuy nhiên, hiện tại các đường dây liên kết cũng đang vận hành đầy tải.

Do đó, với lưới điện 220 kV hiện tại và các khó khăn trong công tác đầu tưxây dựng, việc cấp điện cho phụ tải trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo cung cấp điện cho phát triển phụ tải trên địa bàn tỉnh Thái Bình, EVNNPT và EVNNPC đang thực hiện đầu tư các dự án lưới điện 500 - 220 - 110kV.

Ông Phạm Hồng Phương, Phó tổng EVN và lãnh đạo EVNNPC, EVNNPT tại cuộc làm việc 

Cụ thể, với Dự án Đường dây 500 kV Nhiệt điện Nam Định 1 - Phố Nối dự kiến khởi công 12/2023, để đảm bảo hoàn thành dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, EVN đề nghị UBND tỉnh Thái Bình sớm có ý kiến về điều chỉnh tuyến của dự án qua các huyện Vũ Thư, Hưng Hà, Quỳnh Phụ như đề nghị của Bản quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) tại văn bản số 5763/NPMB-TĐ ngày 09/10/2023.

Đối với Dự án Đường dây 500 kV Hải Phòng - Thái Bình, dự kiến khởi công quý II/2026 và hoàn thành năm 2027, đề nghị UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở ban ngành liên quan hỗ trợ góp ý hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản xin ý kiến.

Dự án Trạm biến áp 500 kV Thái Bình và đấu nối dự kiến khởi công tháng 2/2024, phấn đấu hoàn thành năm cuối năm 2024 cũng được ngành điện đề nghị UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các sở ban ngành liên quan hỗ trợ chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án khi EVNNPT trình hồ sơ để có căn cứ thực hiện các bước tiếp theo.

Đường dây 220 kV Thái Bình - Thanh Nghị, dự kiến khởi công quý III/2026, hoàn thành năm 2027 hiện đang được thẩm định chủ trương đầu tư, nên chưa có vướng mắc trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Trạm biến áp 220 kV Vũ Thư và đường dây đấu nối, dự kiến khởi công trong năm 2023, hoàn thành 2024-2025 cũng đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầunên hiện chưa có vướng mắc trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Đối với lưới điện 110 kV, trong giai đoạn 2021 – 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang đầu tư 26 dự án lưới điện 110 kV trên địa bàn tỉnh, hiện đã hoàn thành 13 dự án và đang triển khai 13 dự án.

Những thách thức cần địa phương vào cuộc

Theo ông Nguyễn Ngọc Tân, Thành viên HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), trong quá trình triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng, EVNNPT nói riêng và các đơn vị thành viên gặp phải các khó khăn, vướng mắc về công tác quy hoạch. Cùng với đó là khó khăn trong chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư thực hiện dự án.

“Theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, với các dự án đầu tư xây dựng các công trình lưới điện mà có đề nghị Nhà nước giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu thì đều phải trình chủ trương đầu tư lên UBND cấp tỉnh (với các dự án trên địa bàn 01 tỉnh) hoặc Thủ tướng Chính phủ (với các dự án trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên). Trong quá trình Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thẩm định hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, một trong các điều kiện hồ sơ được thông qua là dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư theo quy định tại Luật số 61”, ông Nguyễn Ngọc Tân cho biết.

Hiện đang có một số vướng mắc khác trong quá trình triển khai đầu tư như Dự án Đường dây 500kV Nhiệt điện Nam Định 1 - Phố Nối cần điều chỉnh tuyến; công tác phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, ...

Ông Ngô Đông Hải, Bí thư tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc 

Để thực hiện được chương trình đầu tư các dự án điện theo quy hoạch được duyệt, hoàn thành nhiệm vụ cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình, ông Phạm Hồng Phương, Phó tổng giám đốc EVN đề nghị UBND tỉnh Thái Bình tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ EVN và các đơn vị thành viên trong công tác đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch.

Trong đó, chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, các đơn vị của ngành điện (EVNNPT, EVNNPC, Công ty Điện lực Thái Bình) trong công tác lập, trình, thẩm định Quy hoạch tỉnh và xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình (trong đó có danh mục các dự án điện, kế hoạch sử dụng đất,...) trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để có căn cứ thực hiện, trong đó đề xuất các có cơ chế để thuận tiện trong quá trình triển khai, hạn chế phải điều chỉnh quy hoạch.

Hỗ trợ EVNNPT, EVNNPC trong công tác chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đối với các dự án lưới điện theo quy định của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.

Chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện tạo điều kiện và hỗ trợ EVNNPT/EVNNPC trong công tác thỏa thuận hướng tuyến đường dây và vị trí trạm biến áp, bồi thường giải phóng mặt bằng theo mục tiêu tiến độ yêu cầu, đảm bảo đủ quỹ đất cho các công trình điện để thực hiện đầu tư theo quy hoạch được duyệt.

Chia sẻ với ngành điện, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho hay, trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Thái Bình tập trung đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, do đó nhu cầu sử dụng điện năng rất lớn.

Trong thời gian qua, ngành điện đã quan tâm, tạo điều kiện, xây dựng hạ tầng lưới điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nên cuộc làm việc giữa ngành điện và tỉnh Thái Bình cũng là dịp nhìn lại tình hình cấp điện và bàn các giải pháp khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai các dự án điện tại địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải cũng bày tỏ mong muốn ngành Điện nghiên cứu, tính toán kỹ để có phương án cụ thể; đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp một số dự án lưới điện trọng điểm; nghiên cứu, hỗ trợ tỉnh trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Ông Ngô Đông Hải cũng yêu cầu từng sở, ngành của tỉnh phải coi việc đầu tư của ngành điện là đầu tư đặc thù để tạo điều kiện thuận lợi giúp các dự án triển khai đúng tiến độ; nghiên cứu kỹ các dự án liên quan đến ngành Điện để tham mưu, bổ sung kịp thời vào quy hoạch tỉnh. Đồng thời, đề nghị EVN trên cơ sở Quy hoạch điện VIII sớm phân bổ nguồn lực và đầu tư các hạng mục, dự án nằm trong quy hoạch; quan tâm đến các nhu cầu phát triển mang tính đột biến về công suất điện để có phương án phân bổ phù hợp; xây dựng hệ thống mạng lưới 220 kV.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap