【2 of cups ngược】Đạt mục tiêu tăng trưởng có ý nghĩa quan trọng với cân đối vĩ mô
Bộ trưởng,Đạtmụctiêutăngtrưởngcóýnghĩaquantrọngvớicânđốivĩmô2 of cups ngược Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017, diễn ra chiều 4/5/2017.
Chính phủ nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng và lạm phát
Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017 diễn ra cùng ngày dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế xã hội nước ta tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực.
Đó là, kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 không tăng mặc dù đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước hai tại 14 tỉnh, thành phố. Tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi, nhất là sản xuất công nghiệp. Tín dụng tăng cao nhất trong 6 năm gần đây, đạt 4,86% (cùng kỳ chỉ 3%). Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh (tăng 15,4%, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến, nông sản). Vốn FDI đăng ký mới, góp cổ phần và đăng ký bổ sung tăng mạnh (đạt 10,6 tỷ USD, tăng 40,5%). Thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng khá, đạt 32,7% dự toán, tăng 17,8% so với cùng kỳ. Thành lập mới doanh nghiệp đạt mức cao với gần 40.000 doanh nghiệp đăng ký mới…
Qua phân tích, đánh giá, các thành viên Chính phủ cho rằng, nhiệm vụ của những tháng tiếp theo của năm 2017 là rất nặng nề, nhất là đối với mục tiêu tăng trưởng 6,7% và kiểm soát lạm phát 4%. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, với mức tăng trưởng quý 1 mới đạt 5,1%, ba quý còn lại phải đạt được mức tăng trưởng trung bình khoảng 7,1% mới đạt được mục tiêu cả năm là 6,7%. Trong đó, phấn đấu quý 2 đạt 6,26%, quý 3 đạt 7,29% và quý 4 đạt 7,49%.
“Mục tiêu được nêu ra tại Đại hội Đảng 12 và Nghị quyết Quốc hội là tăng trưởng trong cả giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,5 – 7%, chỉ số lạm phát không quá 4%. Như vậy việc thực hiện mục tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo được mục tiêu cân đối vĩ mô, ngân sách nhà nước, nợ công, đầu tư, việc làm, thu nhập…” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh. Do đó, Chính phủ vẫn nhất quán thực hiện mục tiêu tăng trưởng và lạm phát đề ra.
Xử lý 12 dự án thua lỗ theo nguyên tắc thị trường
Trả lời câu hỏi của phóng viên về các biện pháp để đạt được mục tiêu này, người phát ngôn của Chính phủ cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương phối hợp cùng các bộ ngành quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, bao gồm khai thác dầu thô, đẩy nhanh xử lý 12 dự án thua lỗ kém hiệu quả; các công trình trọng điểm thuộc quản lý Bộ Công thương phải đẩy nhanh tiến độ, để công trình, dự án đi vào hoạt động có hiệu quả, từ đó thúc đẩy tăng trưởng.
Về việc xử lý 12 dự án thua lỗ, Chính phủ nhất quán nguyên tắc xử lý theo kinh tế thị trường. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phụ trách, để kiểm tra đôn đốc việc xử lý các dự án, đưa ra các giải pháp, kịch bản cho từng dự án cụ thể. Theo đó, có những dự án báo cáo Bộ Chính trị theo phương án phá sản; có những dự án theo phương án bán cho nhà đầu tư; có những dự án tiếp tục xem xét khôi phục để vận hành ra sản phẩm…
Riêng với ngành nông nghiệp, tại phiên họp Chính phủ này, Thủ tướng nhấn mạnh các giải pháp cho thị trường nông sản, phát triển sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, nông nghiệp công nghệ cao, gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp, tích tụ ruộng đất… Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đây là những giải pháp lớn trong số 8 giải pháp trọng tâm để đạt mục tiêu tăng trưởng, bao gồm cả sắp xếp các đơn vị hành chính, xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp công lập, tiết kiệm chi tiêu, phòng chống tham nhũng, lãng phí….
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần đề xuất những giải pháp cụ thể để huy động được nguồn lực, giải quyết được tình trạng đình trệ trong đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư, khơi thông được các luồng vốn tín dụng, đầu tư tư nhân và có biện pháp kích thích tiêu dùng, xuất khẩu để tạo đà cho tăng trưởng.
Tại phiên họp, Chính phủ cũng tập trung thảo luận vấn đề tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi; giá thịt lợn nói riêng và giá cả, thị trường các mặt hàng nông sản nói chung.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) mới đây, tỷ lệ bội chi so với GDP quý 1/2017 ở mức thấp kỷ lục so với cùng kỳ năm 2016 và mức trung bình các năm 2011 – 2015. CIEM đánh giá, điều hành thu chi NSNN đã giúp giảm sức ép đối với nợ công và phát hành trái phiếu Chính phủ. |
H.Y