【abha vs】Hải quan Hà Nội gỡ vướng cho DN thực hiện TT 38

hai quan ha noi go vuong cho dn thuc hien tt 38

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: T.Trang.

Phát biểu khai mạc Hội nghị,ảiquanHàNộigỡvướngchoDNthựchiệabha vs ông Nguyễn Văn Hồng- Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội cho biết, Thông tư số 38/2015/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 38) ngày 25-3-2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là một thông tư quan trọng bao quát mọi hoạt động XNK.

Thông tư gồm 9 Chương, 149 Điều, thay thế các Thông tư số 94/2014/TT-BTC; Thông tư 22/2014/TT-BTC; Thông tư 128/2013/TT-BTC; Thông tư 196/2012/TT-BTC; Thông tư 186/2012/TT-BTC; Thông tư 183/2012/TT-BTC; Thông tư 15/2012/TT-BTC; Thông tư 190/2011/TT-BTC; Thông tư 45/2011/TT-BTC; Thông tư 45/2007/TT-BTC; Thông tư 13/2014/TT-BTC; Thông tư 175/2013/TT-BTC.

Bên cạnh đó, Thông tư 38 có nhiều điểm mới như bổ sung một số quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan; kiểm tra trị giá, xác định xuất xứ hàng hóa, thu nộp lệ phí hải quan, phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế… Thông tư cũng bãi bỏ một số quy định trong thủ tục đối với phương tiện vận tải xuất nhập khẩu, hàng hóa không nhằm mục đích thương mại; thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức, thanh khoản đối với hợp đồng gia công,…

Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội nhấn mạnh, hội nghị này là để cơ quan Hải quan lắng nghe những vướng mắc của các DN trong thời gian đầu triển khai Thông tư 38, đồng thời trực tiếp giải đáp vướng mắc, kịp thời tháo gỡ cho DN trong thực hiện các quy định mới.

Nêu ra về những vướng mắc khi thực hiện Thông tư 38, câu hỏi của các DN tập trung vào các vấn đề: Báo cáo quyết toán để thực hiện hoàn thuế đối với hàng gia công sản xuất XK, DN có bắt buộc phải xuất trình hết hồ sơ kế toán để thực hiện hoàn thuế; đối với loại hình XNK tại chỗ trên tờ khai hải quan sẽ khai trị giá bán hay trị giá hóa đơn GTGT; thủ tục với hàng hóa tạm xuất- tái nhập để sửa chữa, hàng đóng chung container khai vào mã loại hình nào; khai bổ sung trong một số trường hợp cụ thể… Trong đó, một số DN đặt vấn đề, để tạo điều kiện cho DN trong một số trường hợp, yêu cầu cơ quan Hải quan in tờ khai và đóng dấu chứng nhận để DN trình xuất trình cho các cơ quan chức năng khác, coi đó là chứng từ vận chuyển trên đường.

Tại Hội nghị, tất cả những câu hỏi DN đưa ra đều được lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội và Cục Giám sát quản lý, Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) phân tích và trả lời một cách chi tiết.

Kết thúc Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hồng cho biết, ngoài việc giải đáp trực tiếp các vướng mắc của DN, Cục Hải quan Hà Nội sẽ tập hợp những vướng mắc, kiến nghị và giải đáp chuyển lại cho DN, đồng thời sẽ đưa những nội dung hỏi đáp trong Hội nghị này lên Website của Cục để làm tài liệu tra cứu cho các DN, cũng như cơ quan Hải quan trong thực thi nhiệm vụ.

Trao đổi bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hồng cho biết: Thông tư 38 ra đời đã tạo rất nhiều thuận lợi cho cơ quan Hải quan và DN, chỉ riêng việc bãi bỏ 12 Thông tư và gộp chung lại thành 1 Thông tư 38 cũng đã giúp cơ quan Hải quan và DN trong việc tra cứu các văn bản hướng dẫn. Bên cạnh đó, với việc kết cấu của Thông tư 38 là loại hình XNK nào đi kèm luôn với thủ tục đó… vô cùng thuận lợi cho cả cơ quan và DN trong việc thực hiện.

Đồng thời, Thông tư 38 cũng đã thể hiện rõ cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan trong quy trình làm thủ tục hải quan và thông quan đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Cùng với đó, quy định mới tại Thông tư 38 cũng hạn chế được những tiêu cực của CBCC Hải quan như giao toàn bộ Hồ sơ hải quan cho DN tự khai, tự tính, tự chịu trách nhiệm, quy định hạn chế sự tiếp xúc của cơ quan Hải quan với DN. Phân tích cụ thể, ông Nguyễn Văn Hồng cho biết, theo phân luồng của Hải quan Hà Nội hiện nay thì luồng đỏ chỉ chiếm khoảng 7%, vì vậy việc tiếp xúc giữa CBCC hải quan với DN rất ít, việc kiểm tra hồ sơ cũng được cơ quan Hải quan kiểm tra trên hệ thống.

Theo ông Nguyễn Văn Hồng, khó khăn lớn nhất khi triển khai các quy định mới là nhận thức của DN và một số CBCC hải quan chưa theo kịp với các quy định mới. Cụ thể, một số DN vẫn yêu cầu cơ quan Hải quan in tờ khai hải quan để xuất trình cho các cơ quan chức năng khác, coi đó là chứng từ vận chuyển trên đường. Điều này cũng thể hiện một sự bất cập trong Thông tư 38 đó là quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng khác trong việc kiểm soát lưu thông hàng hóa trên thị trường sau khi đã xong thủ tục (theo tinh thần của Thông tư 38 thì DN không phải xuất trình chứng từ). Trong gần 1 tháng thực hiện Thông tư 38, cơ bản là thuận tiện cho người khai hải quan và cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, về lâu dài cần có sự đồng bộ giữa Thông tư này với các văn bản khác để giúp cho hoạt động của DN được thuận lợi hơn.