【monaco đấu với lorient】Các hãng ôtô nước ngoài ráo riết săn lùng công nghệ Trung Quốc

Toyota công bố liên minh chiến lược với Tencent tại Triển lãm ôtô Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 2024. (Nguồn: China Daily)

Toyota công bố liên minh chiến lược với Tencent tại Triển lãm ôtô Bắc Kinh vào ngày 25 tháng 4 năm 2024. (Nguồn: China Daily)

Những nhà sản xuất ôtô nước ngoài đang tích cực hợp tác với các công ty công nghệ Trung Quốc để phát triển những công nghệ vượt trội như trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng cho xe,áchãngôtônướcngoàiráoriếtsănlùngcôngnghệTrungQuốmonaco đấu với lorient nhằm đáp ứng thị hiếu của các khách hàng sành công nghệ tại Trung Quốc, thị trường ôtô lớn nhất thế giới.

Toyota, nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới về doanh số bán, đã thông báo hợp tác với công ty công nghệ thông tin Trung Quốc Tencent để phát triển các giải pháp lái xe thông minh tiên tiến tại sự kiện Triển lãm Ôtô quốc tế Bắc Kinh (2024 Auto China) kết thúc ngày 4/5.

Tencent, công ty sở hữu ứng dụng nhắn tin lớn nhất Trung Quốc WeChat, sẽ cung cấp những công nghệ vượt trội như AI và điện toán đám mây cho xe được điều khiển bằng phần mềm của Toyota.

Những chiếc xe này sẽ được kết nối với người dùng thông qua các dịch vụ di động của Toyota và tạo ra một hệ sinh thái giao thông di động đa dạng.

Tương tự, nhà sản xuất ôtô Nissan của Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ với công ty công nghệ Baidu của Trung Quốc để hợp tác về AI và các công nghệ xe thông minh khác. Thỏa thuận này bao gồm việc hợp tác và phát triển cũng như tích hợp những giải pháp AI của Baidu vào các xe của Nissan tại Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Nissan Makoto Uchida cho biết nhà sản xuất này cần đáp ứng nhu cầu của các khách hàng Trung Quốc, theo kịp với tốc độ thay đổi của thị trường.

Việc hợp tác nhằm cung cấp những hệ thống thông minh và các dịch vụ di động ứng dụng AI trong nước và trên toàn cầu.

Các thỏa thuận cho thấy những tập đoàn đa quốc gia đang tích cực để có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất Trung Quốc vốn dành ưu tiên cho xe điện (EV) và công nghệ tiên tiến.

Tập đoàn ôtô Volkswagen còn hành động sớm hơn nhiều, khi thiết lập liên doanh với nhà cung cấp chip AI Horizon Robotics của Trung Quốc và tập đoàn phần mềm ThunderSoft cũng như đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp về EV Xpeng của Trung Quốc để cùng phát triển EV cao cấp tại thị trường nước này.

o to.jpg
Một chiếc Volkswagen ID.6 X được trưng bày tại Triển lãm Ôtô Thượng Hải. (Nguồn: Reuters)

Các chuyên gia trong ngành cho rằng lý do là thị trường tiêu dùng rộng lớn và các điều kiện lái xe đa dạng của Trung Quốc đã hỗ trợ việc phát triển những công nghệ xe năng lượng mới (NEV) cũng như việc người tiêu dùng nước này sử dụng rộng rãi các công nghệ thông minh.

Hơn 40% số linh kiện của NEV là mới, không có trong những loại xe truyền thống chạy bằng nhiên liệu, cần có các chuỗi cung ứng đổi mới được thiết lập ở Trung Quốc.

Do đó, tình hình thị trường đang thay đổi, khi các thương hiệu của Trung Quốc giành lợi thế trước các đối thủ nước ngoài.

Theo Hiệp hội Xe chở khách Trung Quốc, thị trường này tại Trung Quốc đạt doanh số bán lẻ 1,69 triệu chiếc trong tháng 3/2024, tăng 6%.

Doanh số bán của các thương hiệu nội địa tăng 19%, lên 930.000 chiếc, trong khi của các thương hiệu liên doanh chính giảm 8%, xuống 500.000 chiếc.

Thị phần của các thương hiệu nước ngoài tiếp tục giảm trong cùng tháng, với của Đức giảm 1,5 điểm phần trăm, xuống 20,4%, của Nhật Bản giảm 2,2 điểm phần trăm, xuống 13,8%, của Mỹ giảm 1,8 điểm phần trăm, xuống 8,2%.

Công ty sản xuất ôtô Volkswagen thông báo sẽ đầu tư 2,5 tỷ euro (2,7 tỷ USD) để mở rộng hoạt động tại Trung Quốc, với tham vọng giành lại danh hiệu thương hiệu xe hơi bán chạy nhất Trung Quốc.

Volkswagen sẽ dùng khoản đầu tư trị giá nhiều tỷ euro này để mở rộng hoạt động sản xuất và trung tâm đổi mới sáng tạo tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc.

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh "gã khổng lồ" xe hơi của Đức đang nỗ lực cạnh tranh với các nhà sản xuất địa phương nhằm ngăn chặn sự sụt giảm doanh số tại thị trường quan trọng nhất của mình.

Giám đốc Volkswagen tại Trung Quốc Ralf Brandstätter cho biết: “Khoản đầu tư bổ sung này vào nhà máy (Hợp Phì) ở Trung Quốc cho thấy tham vọng của chúng tôi nhanh chóng mở rộng sức mạnh đổi mới sáng tạo tại địa phương.”

Khoản đầu tư mới vừa được Volkswagen công bố cũng sẽ hướng tới các nhà máy sản xuất hai mẫu xe mới được tạo ra trong liên doanh với nhà sản xuất xe điện Trung Quốc Xpeng.

Mẫu đầu tiên trong số hai mẫu xe này là xe thể thao đa dụng (SUV) cỡ trung dự kiến xuất xưởng vào năm 2026.

Volkswagen có lịch sử 40 năm hoạt động tại Trung Quốc và là thương hiệu ô tô bán chạy nhất trong nhiều năm tính đến năm 2023, trước khi hãng mất “ngôi vương” vào tay nhà sản xuất xe điện nội địa BYD.

Trung Quốc chiếm 69% doanh số bán ôtô điện trên thế giới và các thương hiệu quốc tế lâu đời đang phải cạnh tranh gay gắt với các nhà sản xuất ôtô địa phương hay những hãng mới nổi như nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi.

Theo số liệu của MarkLines, doanh số xe hybrid tăng 30% trong năm 2023 tại 14 nước, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, lên 4,21 triệu xe.

Trong khi đó, xe điện và xe lai sạc điện chậm hơn với mức tăng 28% lên 11,96 triệu xe. Xe lai chiếm 7% tổng doanh số ôtô trong năm 2023, tăng 2 điểm phần trăm so với năm 2021.

Lý giải cho đà tăng trưởng giảm tốc của xe điện, ông Tomoyuki Suzuki, chuyên gia của công ty tư vấn tài chính AlixPartners ở Tokyo, cho rằng sự chậm trễ trong việc đưa ra thị trường các mẫu xe điện giá rẻ đang khiến người tiêu dùng e ngại với loại xe này.

Giá xe điện của Tesla, “ông lớn” chỉ có bốn mẫu xe chính, trung bình ở mức 44.500 USD trong quý trước, giảm 15% so với một năm trước.

Trong khi đó, Toyota Motor đưa ra các mẫu xe lai ở khoảng giá từ 1 triệu yen (khoảng 6.700 USD) đến hơn 20 triệu yen. Mẫu xe Prius mới ra mắt năm ngoái có giá khởi điểm 2,75 triệu yen.

xe dien honda.jpg

Mẫu xe điện Afeela của hãng Honda được trưng bày tại Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) 2024 ở thành phố Las Vegas (Mỹ) ngày 9/1/2024. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Honda Motor và Nissan Motor cũng cung cấp nhiều sự lựa chọn xe lai.

Ngoài ra, sự tiện lợi là một vấn đề đáng quan tâm khác. Một chiếc xe điện với khoảng cách có thể di chuyển 150km phải mất ít nhất 30 phút để sạc, gấp 10 lần thời gian tiếp nhiên liệu cho một chiếc xe lai hoặc xe chạy bằng động cơ đốt trong.

Điều này khiến những người lái xe điện thường xuyên gặp cảnh quá tải tại các trạm sạc, hoặc để xe nằm không một thời gian dài để sạc.

Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng các nhà sản xuất ôtô trên khắp châu Âu và châu Á đang đối mặt với một năm đầy thử thách khi chi phí gia tăng và nhu cầu về xe EV suy giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Tập đoàn Mercedes-Benz Group AG cho biết sẽ kéo dài thời gian sản xuất ôtô sử dụng động cơ đốt trong bối cảnh doanh số bán xe điện gây thất vọng.

Trong khi đó, Toyota Motor Corp sẽ tăng cường sản xuất thêm dòng xe hybrid khi nhận thấy doanh thu giảm tới 20% trong năm tài chính này.

Hãng BMW AG mặc dù đang có doanh thu bán xe điện khá tốt, tuy nhiên đang phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng tăng.

Lạm phát dai dẳng, tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở phần lớn châu Âu và sự phục hồi chậm hơn dự kiến ở Trung Quốc đang khiến ngành này gặp không ít khó khăn.

Giá xe điện Trung Quốc thấp đang tác động tiêu cực tới các nhà sản xuất. Giám đốc Tài chính Toyota Yoichi Miyazaki cho biết: “Cuộc đua giá cả ở Trung Quốc đang ngày càng trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi sẽ phải tiếp tục chịu đựng trong vài năm nữa cho đến khi có thêm nhiều xe điện chạy bằng pin hơn.”

mercedes-benz_.jpg

Một cửa hàng của hãng ôtô Mercedes-Benz tại Berlin, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong tháng 4/2024, doanh thu của Mercedes giảm mạnh do chuyển đổi mẫu mã và nhu cầu xe điện yếu, trong khi Volkswagen và Stellantis NV cũng cho thấy sự khởi đầu chậm chạp trong năm nay.

Nhà sản xuất phụ tùng Đức Continental AG bày tỏ kỳ vọng thu nhập sẽ cải thiện trong nửa cuối năm nhờ vào việc tăng giá và cắt giảm chi phí.

Doanh số bán xe điện của BMW đã tăng 28% sau khi thương hiệu đến từ Đức giới thiệu một loạt mẫu xe chạy bằng pin trông rất giống với các mẫu xe chạy xăng tương đương.

Nhưng hầu hết các nhà sản xuất ôtô đều đang cảm thấy tổn thương trước sự suy giảm của xe điện sau khi chính phủ một số nước chấm dứt những khoản trợ cấp cho công nghệ này, khiến những chiếc xe điện vốn đã đắt tiền lại càng trở nên kém hấp dẫn hơn.

Những lỗ hổng trong cơ sở hạ tầng và việc tính phí cũng tiếp tục khiến người mua tiềm năng mất hứng thú.

Giám đốc Tài chính của Continental Katja Garcia Vila nhấn mạnh: “Một số khách hàng của chúng tôi đã trì hoãn việc ra mắt sản phẩm nói chung, kể cả trong lĩnh vực xe điện. Điều đó gây ra sự chậm trễ trong việc tăng cường khả năng sản xuất của chúng tôi."

Giám đốc điều hành của Mercedes Ola Källenius đã nói với các cổ đông hôm 8/5 rằng nhà sản xuất mẫu sedan S-Class sẽ tiếp tục sản xuất xe động cơ đốt trong và xe hybrid “vào những năm 2030” nếu có nhu cầu.

Những chiếc xe lớn hơn với động cơ đốt trong vẫn mang lại lợi nhuận lớn nhất, trong đó Ferrari NV và Porsche AG nằm trong số những hãng có lợi nhuận cao nhất. Và với việc Trung Quốc sẽ tiếp tục bán xe động cơ đốt trong đến năm 2060, các nhà sản xuất ôtô hạng sang vẫn nhìn thấy tiềm năng cho các sản phẩm truyền thống của họ tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Trong khi quá trình chuyển đổi sang xe điện đã chậm lại phần nào do những vấn đề về nhu cầu, các nhà sản xuất ôtô vẫn đang hướng về phía trước.

Toyota cam kết phát triển xe điện trong thời gian dài và sẽ đầu tư thêm 3,2 tỷ USD vào kế hoạch khử carbon và phát triển phần mềm thế hệ tiếp theo./.