【bảng xếp hạng câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp newcastle jets】Chứng khoán tuần: Khối ngoại quay lại mua ròng, thị trường đã tạo đáy?

Tuy nhiên khi những gì nhà đầu tư lo ngại nhất – là dòng vốn nước ngoài liên tục chảy ra khỏi thị trường – được hóa giải,ứngkhoántuầnKhốingoạiquaylạimuaròngthịtrườngđãtạođábảng xếp hạng câu lạc bộ bóng đá adelaide united gặp newcastle jets thị trường đã phục hồi trở lại từ mức đáy của sự bi quan.

Đỉnh điểm của sự sợ hãi

Đó chính là phiên ngày 1/4 khi VN-Index đánh mất hơn 2,2% chỉ trong một ngày. Một điều cần nhớ, là các chỉ số giảm trên 1% đã là rất mạnh, vì đó là kết quả của một rổ cổ phiếu khác nhau, có tác dụng làm “trơn”, hay giảm cường độ của biến động giá cổ phiếu đơn lẻ. Khi chỉ số giảm tới trên 2%, đó là một ngày hoảng loạn.

Thị trường rất ít khi được chứng kiến những phiên mà chỉ số giảm quá 2%. Những ngày đó chắc chắn là những ngày đặc biệt, là kết quả của quá trình rơi trong thời gian dài. Chẳng hạn phiên giảm ngày 17/12 vừa qua, VN-Index mất 3,2% cũng là đỉnh điểm của quá trình sụt giảm hơn 3 tháng rưỡi trước đó. Ngày 12/5/2014 VN-Index mất 4,7% là kết quả của sự lo ngại cực kỳ lớn liên quan đến sự kiện biển Đông.

Tương tự, phiên giảm 2,2% ngày 1/4/2015 không phải là kết quả của một ngày biến động, mà là kết quả của cả một tháng lao dốc liên miên với hàng loạt phiên phục hồi giả tạo vốn làm kẹt rất nhiều cổ phiếu. Đâu đó trên các cộng đồng đầu tư, dày đặc các lời hô hào bắt đáy, đòn bẩy tất tay trong suốt tháng 3. Hậu quả là một đợt giải chấp xuất hiện. Chỉ số “chỉ” mất 2,2% nhưng cả trăm cổ phiếu giảm từ 3-7%.

Trong ngôn ngữ phân tích kỹ thuật, những phiên như vậy được gọi là “quét sạch” với hàm ý rằng những nhà đầu tư gan lỳ nhất cũng không chịu nổi nhiệt nữa, phải bán ra cắt lỗ. Cộng thêm vào đó là những khoản margin không thể cân đối được, bắt buộc phải bán ra thanh lý. Những phiên như vậy thường là xuất hiện sau một quá trình giảm dài, bào mòn dần tài khoản lẫn sự kiên nhẫn của nhà đầu tư và rất thường xuất hiện tại đáy của nhịp giảm.

Một dấu hiệu cũng góp phần khẳng định đỉnh điểm của sự sợ hãi này, là giao dịch hầu hết xuất phát từ nhà đầu tư trong nước. Thành phần nhà đầu tư này chiếm đa số trên thị trường, trong đó rất đông nhà đầu tư cá nhân và sử dụng đòn bẩy nhiều nhất. Nhà đầu tư nước ngoài trong cơn hoảng loạn hôm đó chỉ bán ra khoảng 90,7 tỷ đồng, chiếm hơn 4% giá trị thị trường.

Mặc dù hai phiên phục hồi cuối tuần đã giúp lấy lại khá nhiều điểm số và giá, nhưng những biến động quá mạnh trong tuần vẫn để lại di chứng nặng nề: 154 cổ phiếu ở HSX giảm giá và khoảng 135 cổ phiếu tương tự ở HNX.

Áp lực bán ngắn hạn giảm

VN-Index đã phục hồi khoảng 1,7% kể từ đáy trong 2 phiên cuối tuần rồi. Mức tăng này là không đủ để bù đắp lại mức giảm chỉ riêng trong ngày 1/4, do đó sự nghi ngờ lan rộng khắp thị trường là điều hoàn toàn dễ hiểu. Trong bất kỳ xu thế giảm mạnh nào, luôn có những đợt phục hồi giả, đáy giả được tạo ra và đó là những cái bẫy.

Liệu đáy ngày 1/4 có phải là đáy giả hay không? Những câu hỏi như vậy luôn tồn tại và việc đặt ra những câu hỏi như vậy đã giúp cho rất nhiều nhà đầu tư thoát khỏi các đợt suy giảm triền miên, chẳng hạn đáy giả cuối tháng 10 năm ngoái ở quanh 580 điểm, hay 560 điểm hồi tháng 12.

Rất khó để khẳng định chắc chắn về một đáy đã được tạo ra, vì nếu có đủ các căn cứ để xác nhận, tiền đã ùn ùn đổ vào thị trường. Thêm nữa chứng khoán là trò chơi của xác suất chứ không phải một phương trình với kết quả cụ thể. Không có phương pháp kỹ thuật hay phân tích nào khác có thể xác định được đáy của một xu thế giảm.

Điều có thể xác nhận chỉ là các khả năng, với những dấu hiệu từ giao dịch hàng ngày. Đầu tiên là thanh khoản, khối lượng và giá trị giao dịch chiều tăng từ đáy tháng 12/2014 đến đỉnh cao trước kỳ nghỉ Tết âm lịch 2015 có khối lượng khá thấp. Điều đó dẫn đến áp lực bán không lớn trong chiều giảm tháng 3 vừa qua. Vì vậy thị trường đã không được chứng kiến một phiên đổ vỡ với khối lượng đột biến lớn ngày 1/4 vừa rồi.

Khối lượng tích lũy hàng ngày thấp dẫn đến áp lực sử dụng đòn bẩy có thể được giải tỏa đáng kể chỉ trong một hai phiên. Thị trường tuần tới có điều kiện tốt hơn để kiểm chứng điều này, nhưng ít nhất hai ngày cuối tuần vừa qua cũng cho thấy áp lực bán ra đang giảm đi.

Điều cuối cùng là nguyên nhân khởi động xu thế giảm tháng 3 chính là nhà đầu tư nước ngoài rút vốn. Đây là nguồn cơn của việc thị trường không thể tăng được mà còn giảm. Nhà đầu tư trong nước bán tháo, cắt lỗ, giải chấp chỉ là hệ quả cuối cùng của xu thế giảm kéo dài.

Tuần này nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng 86,1 tỷ đồng qua các giao dịch khớp lệnh. Tuần trước khối này rút khoảng 710 tỷ đồng. Ít nhất đó là một sự thay đổi tích cực, dù không ai có thể biết được mức chiết khấu gần 2% của giá chứng chỉ quỹ hay áp lực của đồng USD tăng giá có khiến dòng vốn này này lại chảy ra nữa hay không.

Trọng Nghĩa