Sáng 13/10,ơndoanhnghiệptổchứcđốithoạitạinơilàmviệtop cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) đã tổ chức hội thảo góp ý về Đẩy mạnh công tác đối thoại tại khu vực doanh nghiệp.
Đối thoại tại nơi làm việc là một chế định mới quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2012 và được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định 60/2013/NĐ-CP với mục đích xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Theo kết quả khảo sát của một số liên đoàn lao động tỉnh tại một số doanh nghiệp, đến nay, có 43/4% số doanh nghiệp đã tổ chức đối thoại, trong đó 22,3% số doanh nghiệp đối thoại 1 cuộc/năm, 11,1% doanh nghiệp đối thoại 2 cuộc/năm và có 10% doanh nghiệp đối thoại 3 cuộc/năm.
Thực tế, đối thoại tại doanh nghiệp trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, kịp thời giải quyết được những vấn đề bức xúc của người lao động, xử lí những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, công tác đối thoại doanh nghiệp trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại như vẫn còn 56% số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chưa tổ chức đối thoại, việc thực hiện chưa đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Nhiều nội dung quy định trong Nghị định 60/2013/NĐ-CP chưa rõ, thiếu linh hoạt và cứng nhắc làm cho việc thực hiện khó khăn.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng, tổ chức đối thoại tại doanh nghiệp là yếu tố có tính chất quyết định góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, giảm tối đa các vụ tranh chấp lao động và đình công tại doanh nghiệp. Đối thoại không phải là việc đơn phương từ phía chủ sử dụng lao động mà còn phải kết hợp giữa hai bên, doanh nghiệp và người lao động. Do đó, thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đối thoại doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đối thoại đột xuất và những vấn đề bức xúc liên quan đến người lao động và các bên trong quan hệ lao động.
Mục tiêu của công tác đối thoại tại khu vực doanh nghiệp do Tổng LĐLĐVN đưa ra là đến năm 2020, 80% số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn xây dựng và ban hành được quy chế đối thoại tại doanh nghiệp. Có 90% số doanh nghiệp tổ chức được đối thoại đột xuất khi có vấn đề phát sinh, 100% số doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ ít nhất 1 lần/năm./.
Mai Đan