【thi đấu cúp fa】Bắt buộc “ông lớn” lập quỹ khoa học công nghệ
Thủ tướng vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng,ắtbuộcônglớnlậpquỹkhoahọccôngnghệthi đấu cúp fa hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Xóa bỏ tình trạng đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp. Ảnh: DAD |
KHCN đi đầu
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), một trong những lý do phải tái cơ cấu kinh tế vì trước đây, tăng trưởng của chúng ta chủ yếu dựa vào đầu tư vốn và khai thác tài nguyên. Vì thế, không lâu bền và gặp nhiều khó khăn.
Nền kinh tế mới theo Đề án này, phải hướng tới chiều sâu: Năng suất - Hiệu quả - Đảm bảo chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh.
Mục tiêu đặt ra là nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng…
Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu trên là phát triển KHCN, đưa KHCN là đòn bẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; gắn mục tiêu, nhiệm vụ KHCN với các mục tiêu của từng ngành, từng cấp.
Đặc biệt, kế hoạch ứng dụng, phát triển KHCN là một nội dung của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, địa phương, tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Bắt buộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lập quỹ nghiên cứu và phát triển trực tiếp phục vụ cho các nhu cầu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Thí điểm xây dựng một số viện nghiên cứu tiên tiến có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao vai trò nhận thức xã hội về KHCN…Xây dựng một số tổ chức KHCN quốc gia mạnh, nâng cao hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm, sàn giao dịch công nghệ quốc gia và vùng; chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ nền, công nghệ sản phẩm, ưu tiên ứng dụng các thành tựu mới về KHCN cho quốc phòng, an ninh.
Tất yếu phải lập Quỹ
Việc cấp ngân sách cho các đề tài nghiên cứu KHCN như cách làm hiện nay đã kéo dài thời gian xét duyệt, gây phiền hà cho các nhà khoa học...Nên cách làm được thí điểm và chủ trương nhân rộng là ngân sách cấp cho KHCN dưới dạng Quỹ KHCN. Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, cơ chế quỹ giao quyền chủ động cho cơ quan quản lý nhà nước về KHCN. Sau khi dự toán ngân sách được Quốc hội phê chuẩn, được Chính phủ giao thì kinh phí sẵn sàng cho các nhà khoa học. Khi các nhà khoa học đề xuất nghiên cứu thì lập Hội đồng phê duyệt, đánh giá và sẽ cấp kinh phí ngay lập tức.
Cơ chế quỹ không cần phải quyết toán theo năm tài chính mà sẽ quyết toán theo hợp đồng. Đồng thời, kinh phí của năm trước mà không sử dụng hết sẽ được tự động chuyển nguồn sang năm sau, không phải báo cáo xin phép. Tuy cách tư duy như vậy gặp “chưóng ngại vật” là Luật Ngân sách nhưng nghiên cứu khoa học cần phải có cơ chế đặc thù. Nếu các nhà chức trách coi Luật Ngân sách là chân lý, không thể thay đổi được và yêu cầu phải thực hiện theo những điều luật đã trở nên lạc hậu, chắc chắn sẽ không bao giờ đổi mới được hoạt động KHCN.
Thành công của Quỹ
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên ứu Y khoa Garvan và ĐH New SouthWales, Úc), Quĩ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (gọi tắt là Nafosted) sau khi ra đời đã làm tăng ấn phẩm khoa học và hợp tác quốc tế. Đạt được những mục tiêu đó cũng là một cách để nâng cao hàm lượng tri thức trong nền kinh tế.
Có thể nói, Nafosted đã đạt được mục tiêu ban đầu. Vì trong thời gian 4 năm qua, Nafosted đã cấp tài trợ cho khoảng 1000 đề tài khoa học. Số nhà khoa học được tài trợ là khoảng 3500 người. Một mục tiêu quan trọng của Quĩ Nafosted là tăng số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế. Do đó, để biết hiệu suất của số tiền đầu tư trên, cần phải xem qua số ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế. Tổng số bài báo khoa học công bố trên các tập san quốc tế trong thời gian 4 năm qua là 721 bài. Trong cùng thời gian, tổng số bài báo khoa học từ Việt
Quỹ đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà khoa học trẻ, dù vẫn còn hạn chế về qui định bằng cấp. Ngân sách của Nafosted chỉ chiếm 1.3% tổng ngân sách cho khoa học của cả nước, nhưng đã đóng góp 20% tổng số bài báo khoa học của cả nước, và đó là một thành công đáng kể.
Nếu Đề án thất bại, tôi có phần trách nhiệm ! Trả lời câu hỏi của Chất lượng Việt Namvề việc, có nên ghi tên những người đã “chấp bút” cho đề án này, TS Nguyễn Đình Cung cho hay: “Nếu Đề án thất bại, cá nhân tôi có phần trách nhiệm”. |