【soi kèo mu vs tot】Hà Nội sẽ tiến hành tổ chức chính quyền đô thị một cách thận trọng
Sáng 15/4,àNộisẽtiếnhànhtổchứcchínhquyềnđôthịmộtcáchthậntrọsoi kèo mu vs tot UBND TP.Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 32 ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP.Hà Nội.
Thận trọng, có nhiều sáng kiến
Tại hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Ánh Dương đã phổ biến nội dung cơ bản của Nghị định 32/2021/NĐ-CP với 6 Chương và 32 Điều. Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý như: Chủ tịch UBND quận, thị xã quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác đối với chủ tịch và phó chủ tịch UBND phường; công chức phường thuộc biên chế của UBND quận. Hàng năm ít nhất 2 lần, trước kỳ họp thường kỳ của hội đồng nhân dân (HĐND) quận, thị xã, chủ tịch phường có trách nhiệm tổ chức đối thoại với nhân dân; số biên chế công chức bình quân tại UBND phường là 15 người…
Cũng tại hội nghị, lãnh đạo các quận, huyện cho biết, đa số các thắc mắc, tâm tư nguyện vọng của công chức ở cơ sở đã được giải đáp đầy đủ. Trả lời thêm một số vấn đề, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nêu rõ: “Bộ sẽ trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương để làm sao thực hiện thỏa đáng, hợp tình hợp lý, để công chức cấp phường tin tưởng, yên tâm công tác”.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cũng nêu các điểm cần chú ý trong Nghị định 32 của Chính phủ và khẳng định, tổ chức chính quyền đô thị để hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị ở Hà Nội là cần quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn thống nhất, tập trung, xuyên suốt của UBND TP.Hà Nội và UBND quận; phát huy hiệu quả việc giám sát của các đoàn thể…
“Một trong những quan điểm quan trọng để tổ chức chính quyền đô thị ở Thủ đô là UBND phường được xác định là cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn, hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; gắn với cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính” - Thứ trưởng Trần Anh Tuấn phân tích thêm.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, khác với Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội không tổ chức HĐND ở phường; ở xã, quận, huyện, thị xã vẫn giữ HĐND – như một cấp chính quyền. “Hà Nội tiến hành tổ chức chính quyền đô thị một cách thận trọng. Sau này sẽ có tổng kết, báo cáo các cấp thẩm quyền để có thể mở rộng hơn hay không” - ông Tuấn nói.
Sớm có hướng dẫn cụ thể
Chỉ đạo tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, thành phố đã đề xuất nhiều nội dung để xây dựng chính quyền đô thị hiệu quả, phù hợp với đặc thù của Thủ đô và đều được Bộ Nội vụ ủng hộ.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nêu một số nội dung khá quan trọng như cán bộ đang là bí thư, phó bí thư, trưởng các đoàn thể đang là công chức phường sắp tới có được chuyển thành công chức của quận không? Nếu được chuyển thì là công chức thuộc Quận ủy hay UBND quận; dự toán ngân sách ra sao, ủy quyền thu thế nào…
“Chúng tôi mong Bộ Nội vụ sớm trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương để sớm có hướng dẫn cụ thể”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nói.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Bộ Nội vụ cùng thành phố sớm giao biên chế bổ sung cho các quận; có quy định khung bộ máy các phường; sớm quy định chế độ công vụ khi chuyển về công chức quận.
“Thành ủy sẽ sớm làm việc cùng Ban Tổ chức Trung ương để có hướng dẫn sớm về các vấn đề còn băn khoăn. Thành ủy cũng sẽ chỉ đạo Đảng đoàn HĐND TP.Hà Nội sớm ban hành chính sách liên quan đến việc chuyển tiếp ngân sách, chính sách với cán bộ dôi dư; chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thành phố chỉ đạo cấp cơ sở ở 175 phường, tăng cường giám sát, phát huy dân chủ cơ sở với quy chế hoạt động rõ ràng”, bà Nguyễn Thị Tuyến khẳng định.
Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, để triển khai nhiệm vụ, Sở Tư pháp cần phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ biên tập tài liệu tuyên truyền gửi các quận và thị xã Sơn Tây. Công tác tuyên truyền đề nghị gắn kết, kết hợp với tuyên truyền về bầu cử HĐND các cấp đồng bộ, hiệu quả.
Ngay sau hội nghị, các quận, thị xã báo cáo Ban Thường vụ Quận ủy để tổ chức hội nghị tại cơ sở; đặc biệt là làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ tại địa phương yên tâm công tác. Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nội vụ và cơ quan liên quan để có hướng dẫn tiếp theo về công tác cán bộ.
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương rà soát đội ngũ cán bộ để xây dựng phương án sắp xếp, bố trí theo quy định của Nhà nước. Đây là dịp để rà soát cán bộ, thay đổi cung cách làm việc ở cơ sở. Các đơn vị cũng cần rà soát lại đội ngũ đoàn thể ở cơ sở. Hiện vẫn có tình trạng có nơi làm việc tối mặt tối mũi, nơi nhởn nhơ, dẫn đến mất đoàn kết.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội cũng lưu ý thời gian thực hiện thí điểm chính quyền đô thị là từ 1/7, các đơn vị cần tập trung quán triệt, thực hiện khẩn trương đúng lộ trình mà kế hoạch thành phố đã đề ra, nắm bắt đầy đủ tâm tư nguyện vọng của cán bộ cơ sở - song hành với đảm bảo nhiệm vụ quan trọng là tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp…/.
Ngày 12/4, UBND TP.Hà Nội đã ban hành kế hoạch chi tiết với yêu cầu việc tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp. Sau khi sắp xếp, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở phường hoạt động ổn định, bình thường với bộ máy UBND tinh gọn, công tác điều hành giữa quận và phường đảm bảo đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt các giao dịch hành chính, dân sự. Các phần việc cụ thể như xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Nghị định 32 của Chính phủ; rà soát, bố trí, sắp xếp bộ máy cán bộ công chức… được giao cụ thể cho từng đơn vị, các mốc thời gian rõ ràng với hạn cuối là tháng 7/2021. |
Phúc Nguyên