Lao mình xuống dòng nước xiết cứu người
Những ngày gần đây,ộcsốngcủaXViệtcứungườiđuốinướcđượcNhậtBảntặngbằxkqbd chàng trai Vũ Đức Huỳnh (21 tuổi, Yên Bái) được nhiều người nhắc đến khi nhận bằng khen và kỷ niệm chương từ Sở Cứu hỏa và Cứu nạn tỉnh Fukuoka (Nhật Bản).
Vào ngày 9/6, khi đi làm về qua khu vực sông Mikasa (TP Onojo, Fukuoka, Nhật Bản) Đức Huỳnh nghe có tiếng vật thể rơi từ cầu xuống nước. Khoảng cách từ cầu đến mặt nước khoảng 30m. Sau đó, anh thấy người phụ nữ đang chới với giữa dòng nước kêu cứu.
Thời điểm này Nhật Bản đang vào mùa mưa bão, mực nước sông dâng cao và chảy xiết. Đức Huỳnh vội vứt tư trang cá nhân xuống vệ đường, lao vào dòng nước, đưa nạn nhân lên bờ an toàn.
Đức Huỳnh được chính quyền Nhật Bản tặng bằng khen và kỷ niệm chương. |
Đức Huỳnh chia sẻ, khi bơi ra giữa sông, bằng kinh nghiệm của mình khi cứu người đuối nước, anh đã tiếp cận nạn nhân từ phía sau, cố đưa đầu họ lên khỏi mặt nước.
Sau đó, anh nắm lấy cánh tay người phụ nữ, kéo lên bờ. Hiện sức khỏe người phụ nữ đã ổn định và xuất viện.
Gia đình chị đã tìm gặp Huỳnh để cảm ơn và tặng quà. Tuy nhiên, chàng trai sinh năm 1998 cho hay, giây phút cứu người anh không mong đợi sự báo đáp.
“Lúc đó, tôi chỉ biết cố gắng bơi thật nhanh ra cứu chị, tránh tình huống xấu nhất xảy ra”, Huỳnh nhớ lại.
Với hành động cứu người, ngày 26/8 vừa qua, Huỳnh được chính quyền sở tại mời lên trụ sở nhận bằng khen và kỷ niệm chương. Tổng lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka cũng trao tặng giấy khen cho chàng trai can đảm.
Bằng khen và kỷ niệm chương của Sở Cứu hỏa và Cứu nạn tỉnh Fukuoka được Đức Huỳnh đặt trang trọng trên bàn học. |
Khi nghe tin con trai mình được vinh danh, nơi quê nhà Văn Chấn (Yên Bái), bố mẹ anh đã rơi nước mắt hạnh phúc.
“Tôi nghĩ mỗi người nên trang bị cho mình kỹ năng sống bảo vệ cơ thể qua việc rèn luyện thể thao, bơi lội... Chính những kỹ năng này sẽ hữu ích trong những trường hợp cấp bách”, Huỳnh nói.
Chàng trai quê Yên Bái kể, khi anh lên 4 tuổi, bố thường xuyên huấn luyện con trai kỹ năng sinh tồn.
Một lần 2 bố con chơi gần khu vực bờ ao. Do bất cẩn, anh trượt chân ngã xuống mép ao, cả phần chân đã ở dưới nước.
Bố anh đứng ở đó, không hề hốt hoảng. Mặc dù có thể kéo con trai lên nhưng ông để anh tự xoay sở. Anh cố bám vào các ngọn cỏ ven bờ, gắng sức kéo mình lên khỏi mặt nước. Bố anh quan sát con rồi nói: “Cố lên con, ngoi lên đi”. Chỉ vài giây sau, anh nhanh chóng lên được bờ, vào vùng an toàn.
“Người khác nghe chuyện, sẽ nghĩ bố tôi vô tâm nhưng thực tế sự nguy hiểm của tôi vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tôi có thể cứu mình mà chưa cần đến sự trợ giúp của bố. Nếu chẳng may trượt cả người xuống ao, chắc chắn ông sẽ nhào xuống cứu. Bố muốn dạy con trai cách tự cứu mình khỏi những nguy hiểm”, Đức Huỳnh chia sẻ.
‘Người ta hỏi tôi được thưởng bao nhiêu tiền’
Đức Huỳnh chia sẻ, anh sang Nhật theo hình thức vừa học vừa làm ngành xây dựng.
Gia đình Huỳnh ở vùng quê nghèo của huyện Văn Chấn. Bố mẹ quanh năm tất bật. Từ nhỏ anh đã được bố mẹ rèn cho ý thức lao động, trồng cấy và làm việc nhà. Huỳnh lớn lên giữa đồi núi bạt ngàn và những đồi chè trải dài.
Chàng trai quê Yên Bái đang lao động và học tập bên nước bạn. |
“Nhà tôi mùa nào việc ấy. Tôi cũng tham gia vào lao động sản xuất. Mùa chè đi hái chè. Mùa quế đi róc quế. Còn mùa gặt, mùa cấy thì đi gánh lúa, cuốc ruộng”, Huỳnh nói.
Bố mẹ anh không chỉ dạy con sinh tồn mà còn dạy cả cách làm người, giúp đỡ mọi người. Mặc dù cuộc sống còn thiếu thốn nhưng ai cần, bố mẹ anh cũng mang lương thực của nhà đi trao tặng.
Tốt nghiệp cấp 3, Huỳnh xuống Hà Nội học tiếng Nhật và tìm cơ hội du học. Anh lăn lộn nhiều nơi, cách đây 2 năm, tâm nguyện đó mới thành sự thật.
Ngoài việc học, chàng trai 9X có niềm đam mê với võ thuật và bơi lội. Anh đặc biệt thần tượng ngôi sao võ thuật quá cố Lý Tiểu Long. Hàng ngày, anh vẫn sắp xếp công việc để có thời gian tập võ.
Trở lại câu chuyện cứu người đuối nước, bên cạnh niềm vui được mọi người cổ vũ, khen ngợi, Huỳnh tâm sự, anh cũng gặp không ít những lời khó nghe.
“Người ta nhắn tin hỏi, tôi được thưởng bao nhiêu tiền? Tôi thấy buồn vì họ mang tiền bạc ra để so sánh với mạng sống một con người. Nếu vì tiền, tôi làm nhiều việc khác, không phải bất chấp nguy hiểm như vậy”, Huỳnh bộc bạch.
Anh cho biết thêm, bản thân cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của người dân Nhật Bản.
Thời gian đầu mới qua, anh chưa biết đường. Một lần đi mua cặp lồng, anh hỏi thăm người bán hàng rong. Người này nhiệt tình lấy xe chở anh đến địa chỉ mua đồ rồi đưa về mà không đòi hỏi một đồng phí.
Đức Huỳnh cùng các bạn trong câu lạc bộ võ thuật ở Văn Chấn (Yên Bái). |
Lần khác, Huỳnh quên ví ở siêu thị. Lúc phát hiện chạy ra tìm, nhân viên siêu thị thông báo có người nhặt được, gửi tại quầy. Họ nhờ siêu thị trả cho người mất.
Hay lần anh sang nhà bạn chơi, đi tàu điện ngầm bị nhầm ga. Nơi anh xuống cách nhà bạn 30km. Trong túi hết tiền, điện thoại hết pin, anh đành đi bộ. Gần 1h đêm, một chiếc taxi mời anh lên xe.
Sau khi nghe anh trình bày hết tiền, tài xế vẫn mời anh lên. Họ nói sẽ cho đi nhờ. Những hành động đẹp như vậy khiến Huỳnh rất cảm động, ngày càng trân quý đất nước và con người Nhật Bản.
Mỗi lần nhặt được tài sản người khác vô tình đánh rơi, anh chẳng quản đêm hôm, đến thẳng đồn cảnh sát nộp.
Chàng trai 9X hi vọng sau này về nước, sẽ tiếp tục lan tỏa những điều tốt đẹp, văn minh trong cộng đồng giới trẻ nhiều hơn nữa.
“Tôi mong rằng, mình cũng như các bạn trẻ đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản sẽ trở thành một đại sứ văn hóa. Qua đó, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thật thân thiện, gần gũi và tử tế trong mắt bạn bè Nhật Bản cũng như quốc tế”, Huỳnh tâm sự.
Chàng trai lập 'ngân hàng' máu lưu động ở Tây Nguyên
8 năm qua, nhóm hiến máu lưu động của Hoàng Công Minh đã giúp đỡ được khoảng 2000 bệnh nhân ở khu vực Tây Nguyên.