Hỏa Lựu - Vị Thanh là vùng đất trẻ,ễhộitruyềnthốnggắnvớitậptụctạivngđấtVịbxh bundesliga 23/24 do vậy các lễ hội cũng thiếu bề dày truyền thống. Phần lớn, mang theo từ quê hương bản quán người khẩn hoang về đây.
Người dân đi chợ hoa xuân vào dịp Tết Nguyên đán tại thành phố Vị Thanh.
Tết Nguyên đán là lễ hội chính và quan trọng nhất, vào những ngày đầu năm. Bên cạnh các lễ thức, dân gian còn dành nhiều thời gian để “ăn tết”, “chơi tết” suốt cả tháng, như câu nói: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Về sau, do nhà nông ngày càng bộn bề công việc trồng trọt, chăn nuôi, nên thời gian tết rút xuống còn 7 ngày, rồi 3 ngày.
Tuy nhiên, từ giữa tháng Chạp người ta đã chuẩn bị đón tết. Sau đó, những ngày cận tết sẽ diễn ra các lễ tiết theo tập tục, truyền thống như ngày 23 tháng Chạp, lễ đưa ông Táo về trời; từ 24-25 tháng Chạp, con cháu cùng đi tảo mộ ông, bà, sau đó, lo dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ gia tiên, lo nhang đèn, hoa và mâm ngũ quả.
Chiều cuối năm (ngày cuối tháng Chạp) là lễ thức cúng rước ông bà về đoàn tụ, cùng ăn tết với con cháu. Tối đêm giao thừa (đêm cuối trước khi sang qua ngày mồng một), nhà nhà bày mâm cúng, đón giao thừa. Sáng mồng một tết, con cháu quây quần mừng tuổi ông, bà, cha, mẹ. Đi xem múa lân, tham gia các trò chơi, giải trí ở xóm, làng, phố chợ. Sang thời hiện đại, dịp tết đi xem văn nghệ cải lương, chiếu phim,...
Trong 3 ngày tết theo thông lệ, mọi người sẽ thực hiện lối ứng xử truyền thống “mồng một tết cha” (nhà bên nội), mồng hai đi mừng tuổi bên vợ (nhà vợ hoặc bên ngoại); và mồng ba đi chúc tết nhà thầy. Sang mồng ba, bày mâm cúng tiễn đưa ông, bà; cũng là sự báo hiệu đã qua tết, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
Tết Thanh Minh (tháng 3 âm lịch), là dịp lễ tảo mộ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ và người thân quá cố. Tảo mộ là làm cỏ, sửa sang, cúng kiến ngôi mộ vào tháng ba âm lịch. Tết Đoan Ngọ (còn gọi tết mồng 5 tháng 5 âm lịch), đúng vào ngày này người ta cũng tổ chức cúng kiến, ăn uống như ăn tết nửa năm để chuẩn bị xuống đồng gieo, sạ lúa. Tết Trung thu, vào ngày rằm tháng tám (15 âm lịch). Đây là dịp tết dành cho thiếu nhi tổ chức vui chơi nhân đêm trăng rằm tỏa sáng nhất trong năm.
Ngoài các lễ hội theo truyền thống, thông lệ hàng năm, mỗi gia đình có các nghi lễ vòng đời quan, hôn, tang, tế và hiếu hỷ. Như quan, tức lễ gia quan, đội khăn, trưởng thành theo miền ngoài, ở miền Hậu Giang, Hỏa Lựu - Vị Thanh không thấy tục lệ này.
Hôn, là lễ thành hôn (đám cưới) nên vợ nên chồng. Thời xưa, phải cử hành đến 6 lễ (lục lễ), dần dần chỉ còn 3, rồi 2 lễ là đám hỏi và đám cưới. Chú rể đi cưới vợ phải nạp sính lễ (heo, tiền), có khai rượu, mâm trầu làm lễ thượng đăng (lên đèn), lễ giở mâm trầu, lạy ra mắt ông, bà quá cố và ông bà, họ tộc đương thời. Thời hiện đại nhiều lễ tiết phức tạp, bị lượt bỏ đi, nhất là các hủ tục đòi lễ vật, lạy người sống,...
Đối với người Hoa, theo tục lệ phải lấy lá số so tuổi; nhà trai qua nhà gái mang theo bốn món hải vị và các mâm quýt, cặp gà trống sống, heo quay, bánh cưới. Về nghi lễ, có lễ bái cao đường, họp cẩn, giao bôi...
Lễ cưới của người Khmer do hai ông Acha chủ lễ (đại diện hai gia đình); tiến hành ba ngày ba đêm tại bên nhà gái (do theo chế độ mẫu hệ). Lễ nghi có cúng ông bà, lễ cắt tóc, rắt bông cau, buộc chỉ tay và nhà sư cầu nguyện.
Tang (đám ma), các nghi thức dành cho người quá cố trong gia đình. Người chết được khâm liệm trong quan tài (hòm) đưa đi chôn cất. Người Khmer hầu hết đều hỏa táng (thiêu). Thời hiện đại, một số người Việt cũng theo cách hỏa táng. Đám ma thường diễn ra từ 2-3 ngày, người thân mặc tang phục trắng, hoặc chích khăn tang trắng, tùy theo mối quan hệ với người quá cố.
Tế, gồm các lễ cúng, lễ giỗ của ông, bà, cha, mẹ,... và người thân qua đời. Dân gian gọi là đám giỗ hay ngày “kỵ cơm”, “cúng cơm”. Trong ngày giỗ, con cháu quây quần gói bánh, làm mâm cơm dâng cúng trên bàn thờ. Dịp này, gia chủ còn có mâm cúng liệt sĩ, cúng đất đai.
Ngoài các lễ trên, trong gia đình còn có các lễ cúng, đám tiệc vui, như: Đám đầy tháng cho trẻ chào đời tròn tháng; đám thôi nôi mừng trẻ tròn năm. Trong các lễ này, người ta thường cúng chè, xôi, gà, vịt.
Thời hiện đại, ảnh hưởng văn hóa phương Tây, nhiều người làm tiệc mặn, tiệc ngọt mừng sinh nhật. Các gia đình khá giả thì tổ chức ăn lễ “lục tuần” (tròn 60 tuổi), “thất tuần” (tròn 70 tuổi) hay “bát tuần thượng thọ” (tròn 80 tuổi trở lên).
VỊ THANH