【tỷ số nigeria】Không lường được khó khăn khi xây dựng quy định về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

khong luong duoc kho khan khi xay dung quy dinh ve thu tien cap quyen khai thac khoang sanỦy ban Kinh tế: Kiên quyết điều chỉnh vốn của các dự án không triển khai được cho dự án khác
khong luong duoc kho khan khi xay dung quy dinh ve thu tien cap quyen khai thac khoang sanHạn chế tổng hợp những kiến nghị của cử tri đã được các bộ,ônglườngđượckhókhănkhixâydựngquyđịnhvềthutiềncấpquyềnkhaitháckhoángsảtỷ số nigeria ngành giải đáp
khong luong duoc kho khan khi xay dung quy dinh ve thu tien cap quyen khai thac khoang sanKhai mạc trọng thể kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV
khong luong duoc kho khan khi xay dung quy dinh ve thu tien cap quyen khai thac khoang san
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển chủ trì phiên họp chiều 21/10.

Khoản thu quan trọng của ngân sách

Về việc đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nêu rõ, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là chính sách lần đầu tiên được quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010 và Luật Tài nguyên nước năm 2012 của Việt Nam.

Bên cạnh thuế tài nguyên đã thu từ nhiều năm trước, đây là một khoản thu thêm nhằm mục đích yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước nâng cao trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên.

Vấn đề phát sinh khi Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước có hiệu lực nhưng một số văn bản hướng dẫn tới hơn 2 năm sau mới được “ra đời”, thậm chí có văn bản mất hơn 4 năm mới được phê duyệt.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thẳng thắn, việc ban hành chậm các văn bản nêu trên là do trong quá trình xây dựng các Luật, Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo đã không lường trước được hết những khó khăn, phức tạp, nhất là các vấn đề liên quan đến kinh tế, các thông số kỹ thuật phức tạp như đối với tài nguyên khoáng sản, các thông số tính tiền là trữ lượng và chất lượng của từng mỏ, từng loại khoáng sản.

Bên cạnh những vấn đề do xây dựng, ban hành Nghị định, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho hay khi hồi tố truy thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cũng gặp phải khó khăn, vướng mắc.

Theo đó, sau khi các Nghị định nêu trên có hiệu lực, nếu tính tiền cấp quyền cho giai đoạn trước thì dự tính số tiền khoảng gần 5.000 tỷ đồng. Trên thực tế, số tiền nêu trên mới là dự tính và thực chất khi chưa thu khoản này thì đã nằm trong thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thuế khác, các khoản phí đã được các doanh nghiệp thực hiện và cũng đã được hạch toán, trích, lập các loại quỹ.

Cùng với đó, trong các giai đoạn nêu trên, doanh nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên nước đã quyết toán chi phí từng năm, đã nộp các khoản thuế, phí cho Nhà nước, trích quỹ theo quy định như đã nêu trên... nếu hồi tố thì phải khấu trừ các khoản thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp.

Với những khó khăn, vướng mắc nêu trên, đồng thời để phản ánh đúng tình hình ngân sách nhà nước, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và đưa vào Nghị quyết tại kỳ họp thứ 8.

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Kết thúc ngày họp đầu tiên, Quốc hội nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.

Ông Chiến cho biết, nước ta có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động, thực vật phong phú đa dạng; có trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn nước cung cấp cho khu vực đồng bằng.

Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt, nhưng hiện nay vẫn là nơi khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Từ tình hình trên, rất cần thiết phải xây dựng “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn” nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Trong Đề án, Chính phủ nêu rõ, việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm đạt được mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng; bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn thực hiện các chính sách. Trong đó, nguồn lực nhà nước là chủ yếu, quan trọng và có ý nghĩa quyết định, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn lực khác.

Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, đa dạng sinh học; đặc biệt là bảo vệ và phát triển rừng. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có trọng tâm, trọng điểm; là trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân.