Việc Mỹ triển khai tên lửa sẽ dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á |
Mỹ đã không chế tạo tên lửa tầm trung mới trong hơn 30 năm qua. Do vậy,ệlụycủaviệcMỹtriểnkhaitênlửatầmtrungởchâuÁgiải bóng đá ba lan việc thành lập nhóm phát triển, phân định các nhà cung cấp động cơ, thử nghiệm và các công đoạn chuẩn bị khác sẽ chiếm nhiều thời gian hơn. Ngay trong giai đoạn này đã cần có những khoản đầu tư đáng kể. INF chỉ cấm thử nghiệm chứ không cấm chế tạo tên lửa. Khi tên lửa của Mỹ bước vào giai đoạn chuẩn bị thử nghiệm, Mỹ tuyên bố rút khỏi INF.
Mỹ cần đến chiến dịch xuyên tạc thông tin tinh vi và cáo buộc chống Nga để không gây phương hại cho mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), vốn đang lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang ở châu lục. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc không chính thức, các đồng minh của Mỹ thừa nhận rằng họ hoàn toàn hiểu rõ Washington là bên khởi xướng phá hoại INF.
Mặc dù "hành vi vi phạm của Nga ở châu Âu" là lý do chính thức để Mỹ rút khỏi INF nhưng trên thực tế, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành địa bàn ưu tiên để triển khai tên lửa của Mỹ. Theo dữ liệu hiện có, Mỹ đang chế tạo hai loại tên lửa tầm trung. Đó là tên lửa hành trình có tầm bắn khoảng 1.000 km và tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.000-4.000 km, trong đó loại thứ hai có thể trang bị đầu đạn siêu thanh. Việc chế tạo tên lửa đạn đạo có thể kéo dài thêm vài năm nữa nhưng sẽ được hoàn thành trong nửa đầu thập niên 2020. Với phạm vi hoạt động như vậy, tên lửa có thể được triển khai ở một số vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của Mỹ, ví dụ ở đảo Guam cũng như ở lãnh thổ các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines.
Tên lửa hành trình tầm ngắn cũng có khả năng xuất hiện trong vòng vài tháng tới. Tuy nhiên, do phạm vi hoạt động hạn chế hơn nên diện tích triển khai loại tên lửa này cũng hẹp hơn. Đó có thể chỉ là một số khu vực nhất định ở Philippines, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong mọi trường hợp, vấn đề triển khai tên lửa sẽ là chủ đề của cuộc đấu chính trị nặng nề.
Nhiều khả năng là sau việc triển khai tên lửa thông thường sẽ là sự xuất hiện của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân mà mục đích thực sự là tiến hành cuộc tấn công chống lại lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Điều đó sẽ dẫn đến sự bùng phát cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á và biến lãnh thổ của các nước có bố trí tên lửa thành mục tiêu ưu tiên với lực lượng hạt nhân của Trung Quốc và có lẽ cả của Nga, nếu như tính đến khả năng đe dọa lợi ích của Nga ở châu Á.