【ket qua bong da sẻia】Chuẩn bị chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin,ẩnbịchitrảansinhxhộikhngdngtiềnmặket qua bong da sẻia chuyển đổi số trong hoạt động quản lý Nhà nước, tỉnh đang thực hiện các bước cần thiết để tiến tới chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Rà soát, thu thập tài khoản người có công ở phường V, thành phố Vị Thanh.

Tiện lợi, an toàn

Theo ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, sở đã triển khai đến các địa phương. So với hình thức chi trả bằng tiền mặt thì hình thức này có nhiều cái lợi như tiền được chuyển đến người nhận rất nhanh, cứ đến đúng ngày chi trả là tiền được chuyển đến tài khoản người thụ hưởng. Minh bạch, rõ ràng, vì mọi giao dịch đều được kiểm soát chặt chẽ.

Thực hiện theo công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương thực hiện. Song song với tuyên truyền về tiện ích của việc chi trả không dùng tiền mặt cho người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, cập nhật tài khoản của người hưởng chính sách, chế độ bảo trợ xã hội, để phục vụ cho việc chi trả. Phối hợp mở tài khoản cho người hưởng hoặc người được ủy quyền nhận chính sách, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Nhờ được giải thích cụ thể về những tiện ích khi chi trả qua tài khoản, ông Mai Tấn Hải, ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh liền đồng ý. Là thương binh suy giảm sức khỏe 51%, mỗi tháng ông được lãnh chế độ hàng tháng gần 3 triệu đồng. “Lâu nay chúng tôi nhận chế độ hàng tháng bằng tiền mặt, lúc trước do cán bộ thương binh - xã hội cấp, sau này thì nhân viên bưu điện cấp. Tại các điểm chi trả, mọi người không chỉ được cấp tiền mà còn vui vì được gặp nhau, thăm hỏi trò chuyện. Nhưng với tôi, nếu lãnh chế độ hàng tháng qua tài khoản cũng rất thuận tiện, bởi cây ATM ở gần nhà, nên tôi chỉ cần mang thẻ ra cây ATM để rút tiền”, ông Hải cho biết.

Mỗi tháng Hậu Giang có trên 42.700 người hưởng chính sách và trợ cấp hàng tháng. Trong đó, có 5.894 người có công với cách mạng và 36.862 người là đối tượng bảo trợ xã hội. Với số lượng đông nên hình thức chi trả không dùng tiền mặt có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, nhanh gọn, chính xác. Hình thức này sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Vẫn có những phương án chi trả khác với các hoàn cảnh đặc biệt...

Để thực hiện tốt việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, ông Phạm Giang Sơn, Giám đốc Bưu điện tỉnh, cho biết: “Bưu điện tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các phương án chi trả như: chi trả qua tài khoản thanh toán ngân hàng/ví điện tử, hỗ trợ rút tiền mặt miễn phí tại các điểm giao dịch của bưu điện; đối với các trường hợp đau ốm, già yếu, không có người để ủy quyền, không sử dụng được điện thoại… bưu điện thực hiện chi trả tại nhà hoặc thông qua người đại diện theo quy định”.

Việc chi trả không dùng tiền mặt đến người có công, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ không làm phát sinh thủ tục hành chính, không làm thay đổi quy trình xử lý đối với công tác chi trả. Dẫu có nhiều ưu điểm, song trên thực tế, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội lớn tuổi, bệnh tật, đi lại khó khăn… vẫn còn băn khoăn, lo lắng với hình thức mới này. Bà Nguyễn Thị Bảy, ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Tôi là người cao tuổi, mỗi tháng lãnh 360.000 đồng, tôi không biết sử dụng thẻ ATM, sợ nhắn nhầm số rồi bị mất tiền”.

Theo bà Đỗ Thị Ngọc Trúc, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp, lâu nay người dân đã quen với việc nhận chi trả bằng tiền mặt nên nhiều khi không có nhu cầu nhận tiền qua tài khoản. Cùng với công tác rà soát, thu thập tài khoản, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để người dân hiểu, đồng thuận với hình thức chi trả này.

Để người dân hiểu về những lợi ích của chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, theo ông Trần Thanh Liêm, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành tiếp tục phối hợp với bưu điện và địa phương đẩy mạng công tác tuyên truyền, vận động người hưởng chính sách, trợ cấp xã hội từ nhận tiền mặt chuyển sang hình thức nhận qua tài khoản. Dự kiến, trong tháng 6 tới, sẽ thực hiện chi trả không dùng tiền mặt với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện, có tài khoản; còn những người chưa có tài khoản thanh toán, già yếu bệnh tật, đi lại khó khăn tiếp tục duy trì hình thức chi trả bằng tiền mặt qua bưu điện như trước đây…

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU