Đã xử lý trên 100 container hàng tồn
TheốtráoxửlýhàngtồnđọngtạicảngCátLábóng đá trực tiếp keonhacaio lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, cảng Cát Lái là cảng biển có lưu lượng hàng hóa XNK lớn nhất cả nước, nên số lượng hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại cảng cũng rất lớn, khoảng 700 container, chiếm 0,05% sản lượng hàng hóa nhập khẩu.
Để xử lý số lượng hàng tồn đọng này, trong thời gian qua, lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác xử lý hàng tồn đọng tại cảng Cát Lái. Trong đó, phối hợp chặt chẽ với đơn vị kinh doanh kho, bãi cảng là Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn để cập nhật, thống kê, phân loại hàng hóa để xử lý. Từ khi Thông tư 15/2014/TT-BTC ngày 27-1-2014 của Bộ Tài chính ban hành và đã được thay đổi bởi Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22-12-2014 giao cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chủ trì việc xử lý hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã xử lý được 106 container hàng hóa tồn đọng tại cảng, số tiền bán hàng đã nộp vào ngân sách Nhà nước 6,377 tỷ đồng.
Hiện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đang tiến hành xử lý hàng hóa tồn đọng đợt 1 của năm 2016 với số lượng 218 container. Theo kế hoạch, cuối tháng 4-2016, Chi cục sẽ tiến hành mở kiểm kê, phân loại hàng hóa.
Mặc dù đã hết sức cố gắng xử lý nhưng lượng hàng hóa tồn đọng tại cảng còn nhiều. Theo phân tích của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, có nhiều nguyên nhân khiến số lượng hàng hóa tồn đọng tại cảng Cát Lái nhiều, như: là cảng lớn nhất Việt Nam với lưu lượng hàng hóa thông qua mỗi năm khoảng 3 triệu container; Nhiều DN làm ăn không hiệu quả, thua lỗ, nợ đọng thuế, bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh dẫn đến từ bỏ hàng hóa sau khi đã nhập khẩu về cảng; Một số cá nhân, đơn vị NK hàng hóa không đủ điều kiện NK vào Việt Nam, khi biết không thể làm thủ tục NK được thì từ bỏ hàng; Một số trường hợp NK rác, phế liệu, phế thải từ nước ngoài về rồi từ bỏ hàng hóa; DN ở nước ngoài gửi nhầm hàng về Việt Nam rồi không chịu tái nhập hàng về nước sở tại. Ngoài ra, còn nguyên nhân do nhiều lô hàng xuất khẩu đi nước ngoài bị trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu, DN trong nước từ bỏ hàng…
Kiến nghị tháo gỡ khó khăn
Hiện công tác xử lý đối với hàng tồn đọng vẫn còn một số khó khăn. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, việc thống kê hàng hóa tồn đọng chậm do phải làm thủ công. Bên cạnh đó, theo quy định, cơ quan Hải quan quản lý hàng hóa tồn đọng phải làm thủ tục thông báo trong 60 ngày, thời gian này là khá dài. Ngoài ra, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng Cát Lái được thành lập theo năm (trước đây Hội đồng thành lập theo từng đợt/vụ việc xử lý). Thành phần tham gia Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng chủ yếu là cán bộ, công chức Hải quan ở các đơn vị khác nhau lại phải kiêm nhiệm thêm công tác xử lý hàng hóa tồn đọng, gây áp lực rất lớn về mặt thời gian, đi lại, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị chính được giao. Số tiền thu được từ bán trực tiếp hoặc bán đấu giá hàng hóa tồn đọng sau khi đã trừ đi chi phí suốt quá trình xử lý rất ít, thậm chí nhiều lô hàng sau khi bán thanh lý thu không đủ bù chi (chi phí lưu container, lưu bãi, vận chuyển, tiêu hủy...). Việc giao cho cơ quan chủ chủ trì xử lý hàng tồn đọng chưa phù hợp, do chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về hải quan, không có chức năng kinh doanh nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạm ứng, thanh toán thu, chi, thuê các dịch vụ liên quan trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng. Thời gian chờ đợi kết quả kiểm định, giám định, định giá hàng tồn đọng… của các cơ quan, tổ chức có liên quan kéo dài.
Để việc xử lý hàng tồn đọng được kịp thời, hiệu quả, Cục Hải quan TP.HCM đề xuất Bộ Tài chính giao Sở Tài chính tỉnh/thành phố là thành viên chủ trì Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển (Lãnh đạo Sở Tài chính là Chủ tịch Hội đồng) do có nhiều ưu điểm, như: Sở Tài chính là cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước, có đầy đủ thẩm quyền thanh toán thu - chi, có bộ phận chuyên trách quản lý công sản, có chức năng thẩm định giá hàng hóa và có kho, bãi để chứa tài sản thuộc sở hữu Nhà nước trước khi bán trực tiếp hoặc bán đấu giá. Giao DN kinh doanh kho, bãi là thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm thực hiện công tác thông báo về hàng hóa tồn đọng, thực hiện việc kiểm kê, phân loại ban đầu, liên hệ thuê các cơ quan dịch vụ kiểm đếm, giám định hàng hóa, đấu giá và mang hàng hóa đi tiêu hủy về sau đối với những lô hàng bắt buộc phải tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Ứng trước toàn bộ chi phí và thanh toán lại với Hội đồng sau mỗi đợt thanh lý.
Chi cục Hải quan tại cảng biển có hàng hóa tồn đọng là thành viên hội đồng chỉ nên chịu trách nhiệm phối hợp và giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng từ đầu cho tới khi kết thúc. Đề xuất phải có chế tài với các công ty, các hãng tàu vận chuyển rác, phế liệu, phế thải, hàng không đạt chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam thì mới có thể giảm được hàng tồn đọng tại các cảng biển, cửa khẩu.