您现在的位置是:88Point > World Cup

【ty so bong da thong tin lich thi dau】Quyền lợi của một cá nhân không thể lớn hơn quyền lợi của Nhà nước

88Point2025-01-25 10:19:28【World Cup】8人已围观

简介Hiện tại hệ thống ngân hàng thương mại đã thực hiện phối hợp với ngành Thuế trong việc thu ngân sách ty so bong da thong tin lich thi dau

ngân hàng thương mại đã thực hiện phối hợp với ngành Thuế

Hiện tại hệ thống ngân hàng thương mại đã thực hiện phối hợp với ngành Thuế trong việc thu ngân sách nhà nước và đạt được một số kết quả khả quan.

Đây là ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa,ềnlợicủamộtcánhânkhôngthểlớnhơnquyềnlợicủaNhànướty so bong da thong tin lich thi dau Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại lý thuế TP. Hồ Chí Minh, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN về một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của ngân hàng trong phối hợp quản lý thuế.

PV: Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang đưa ra lấy ý kiến có nội dung quy định về một số trách nhiệm của ngân hàng trong việc phối hợp với cơ quan thuế. Ông đánh giá thế nào về sự phối hợp này trong quản lý thuế lâu nay?

Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa:

Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa

Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa:Điều này không phải là mới. Lâu nay, việc hợp tác giữa ngân hàng và cơ quan thuế là rất thường xuyên. Khi có yêu cầu của cơ quan thuế, ngân hàng thường cung cấp thông tin để hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý thuế, cũng như trong thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách của người nộp thuế. Với sự phối hợp này của ngân hàng, cơ quan thuế đã đạt được nhiều kết quả tốt hơn trong việc ngăn chặn trốn thuế, chống thất thu thuế của các tổ chức, cá nhân.

Trên thế giới, việc phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng trong việc thu nộp ngân sách cũng là thông lệ. Trách nhiệm trong việc thu nộp ngân sách, tuân thủ quy định về thuế là nghĩa vụ chung của cả xã hội, không phải chỉ của ngành Thuế mà của tất cả các tổ chức, ngành, cá nhân…, nên ngoài ngân hàng, trong dự thảo Luật cũng quy định về trách nhiệm của rất nhiều cơ quan khác trong phối hợp quản lý thuế. Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm này.

Hơn nữa, với tình hình trốn thuế, gian lận thuế diễn ra ngày càng phức tạp, nhất là khi xu hướng thương mại điện tử phát triển, nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng thì cơ quan thuế không thể xác định được thu nhập của cá nhân, tổ chức. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới.

PV: Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc phối hợp, chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và cơ quan thuế để quản lý thuế ảnh hưởng đến trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng?

Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa:Theo nguyên tắc pháp luật, việc bảo vệ quyền lợi của một cá nhân không thể lớn hơn bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của xã hội. Ngân sách nhà nước là của toàn dân, của quốc gia, nên không thể nói vì bảo vệ quyền lợi của cá nhân này mà chúng tôi không thể thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Chúng ta không nên vận dụng câu chữ để nhập nhằng khái niệm như vậy. Trước hết, quyền lợi của đất nước, của xã hội phải đặt lên trên quyền lợi của mỗi cá nhân. Đây là nguyên tắc rất thông thường.

Tuy nhiên, nội dung này nên được thể hiện bằng câu từ rõ ràng, cụ thể hơn trong luật. Bên cạnh đó, cũng phải bổ sung nội dung về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc bảo mật thông tin cá nhân. Chẳng hạn như thông tin về thu nhập, tài khoản, số nộp thuế… và các dữ liệu lấy từ ngân hàng cần phải được quy định rõ ràng về bảo mật. Khi lấy thông tin từ ngân hàng ra thì quy trình xử lý thế nào, trách nhiệm bảo mật ra sao, xử lý vi phạm thế nào? Khi có quy định chặt chẽ, rõ ràng thì người dân sẽ có sự tin tưởng về việc cơ quan nắm giữ các thông tin tài chính của mình.

PV: Một số ý kiến đề nghị cần quy định rõ, cụ thể hơn về sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và cơ quan thuế. Ông có góp ý gì cho nội dung này?

Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa:Tôi đồng tình với ý kiến rằng cần có quy định cụ thể hơn. Ví dụ như cơ quan yêu cầu cung cấp thông tin là cơ quan nào, cấp nào? Theo tôi, nên quy định cấp cục thuế trở lên thì được quyền yêu cầu. Về nội dung yêu cầu, nên quy định hướng tới những giao dịch có khả năng xảy ra thất thoát về thuế, tùy theo tính chất, mức độ giao dịch. Chẳng hạn như, mức giao dịch trong một tháng từ bao nhiêu trở lên thì mới cung cấp thông tin, hoặc giao dịch diễn ra thường xuyên… Tức là nên hướng tới giao dịch số lớn, giao dịch trọng yếu chứ không phải tất cả mọi giao dịch, vì một cá nhân có thể có rất nhiều giao dịch trên tài khoản, cơ quan thuế chỉ nên hướng tới những giao dịch có tính chất kinh doanh.

PV: Xin cảm ơn ông!

H.Y (thực hiện)

很赞哦!(75)