(BDO) Thuốc lá điện tử hiện chưa được phép lưu hành chính thức tại nước ta. Theốcláđiệntửgâyhạichophụnữvàtrẻkeo bóng da hôm nayo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), trong khoảng ba năm trở lại đây, số lượng người sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái. Phụ nữ và trẻ em hút thuốc lá sẽ gây ra các hệ lụy về sức khỏe sinh sản và giảm chất lượng giống nòi.
Hãy nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Người hít phải khói thuốc lá điện tử (hút thuốc thụ động) cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh. Nặng nề nhất như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày…
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, phụ nữ hút thuốc lá sẽ bị rối loạn chức năng vòi trứng. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, người hút thuốc lá có nguy cơ mang thai dị dạng cao hơn 2,2 – 4 lần so với người không hút thuốc. Đồng thời, phụ nữ hút thuốc có thể bị suy yếu khả năng duy trì thai kỳ và có nguy cơ sẩy thai tự phát cao hơn từ 1,5 – 3,2 lần so với người không hút thuốc.
Các chuyên gia của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, phụ nữ hút thuốc càng nhiều càng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản vì khi hút thuốc lá, phụ nữ sẽ bị tổn thương tới noãn bào hoặc thậm chí bị hủy diệt noãn bào (trứng) nên khả năng sinh sản giảm. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá sẽ làm thay đổi nồng độ của một số hoóc môn trong đó có estrogen. Vì vậy, sự rụng trứng bình thường cũng sẽ có thay đổi đối với người hút thuốc lá.
Cấu tạo thuốc lá điện tử
Mặc dù tất cả phụ nữ lớn tuổi đều giảm dần lượng estrogen sau tuổi 40 nhưng phụ nữ hút thuốc lá có xu hướng bắt đầu giai đoạn mãn kinh sớm hơn 2 đến 3 năm so với người không hút thuốc. Mãn kinh sớm cũng liên quan tới nguy cơ mắc sớm các bệnh tim và chứng loãng xương vì estrogen có tác dụng bảo vệ chống lại cả 2 căn bệnh này.
Người hít phải khói thuốc lá điện tử (hút thuốc thụ động) cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh. Nặng nề nhất như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… |
Phụ nữ Việt Nam ít hút thuốc hơn nam giới nhưng 48,2% phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động độc hại tại nhà và 25,4% phụ nữ hít phải khói thuốc thụ động tại nơi làm việc. Trong thời gian ngắn, việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động có thể gây ra các tác động gây viêm và ảnh hưởng niêm mạc hô hấp ngay trong vòng 60 phút sau khi tiếp xúc và kéo dài ít nhất ba giờ sau đó. Về lâu dài, việc này có thể gây ra bệnh tim, mạch vành, đột quỵ, ung thư phổi, ung thư vú ở phụ nữ và các bệnh khác, cũng như tử vong sớm.
Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ. Ước tính có hơn 19.000 người Việt Nam chết do hút thuốc lá thụ động vào năm 2019, phần lớn (khoảng 60%) trong số những ca tử vong này là phụ nữ. Khói thuốc lá rất độc hại. Đặc biệt, thai phụ hút thuốc lá hoặc ảnh hưởng khói thuốc lá còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai và khiến thai nhi mắc phải một trong 3 hội chứng nguy hiểm: Hội chứng trẻ đột tử, dị ứng ở trẻ nhỏ và giảm khả năng trí tuệ.
Vì một cộng đồng không khói thuốc và vì sức khỏe của mỗi người, chúng ta nên: không hút thuốc lá trong nhà, nơi làm việc; không hút thuốc lá nơi công cộng và không hút thuốc lá trước mặt trẻ em. |
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em
Khói thuốc lá trong môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em. Bởi ở trẻ em, phổi chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng chưa cao nên trẻ rất nhạy cảm với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc.
Điển hình là bệnh hô hấp, trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi. Một số triệu chứng thường gặp như ho, có đờm, khó thở, viêm phổi… Nếu thường xuyên sống chung với khói thuốc lá, trẻ sẽ mắc bệnh hen suyễn và một số bệnh hô hấp mãn tính. Đặc biệt, nicotine trong khói thuốc lá có thể dẫn đến các triệu chứng khó thở, dẫn đến đột tử ở trẻ.
Mặt khác, não bộ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên nếu hít phải khói thuốc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhận thức ở trẻ cũng như suy giảm trí nhớ.
Thuốc lá điện tử tinh dầu
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc đòi hỏi nhiều chăm sóc y tế hơn và nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ là thành viên trong gia đình cha mẹ không hút thuốc. Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và viêm tai giữa tái diễn dai dẳng, gây nên gánh nặng về kinh tế cho gia đình và ảnh hưởng tới thính giác của trẻ.
Vì một cộng đồng không khói thuốc và vì sức khỏe của mỗi người, chúng ta nên: không hút thuốc lá trong nhà, nơi làm việc; không hút thuốc lá nơi công cộng và không hút thuốc lá trước mặt trẻ em.
Kim Hà - Quỳnh Trang