TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtHọcgiảquốctếvạchmặtTrungQuốcởBiểnĐôlịch thi đáu u23o những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay trên báo Dân Trí, tại Diễn đàn tầm nhìn khu vực năm 2016 do Viện ISEAS-Yusof Ishak tổ chức ngày 12/1 tại Singapore, nhiều học giả và các chuyên gia phân tích quốc tế đã vạch trần “mưu đồ” của Trung Quốc khi nước này tiền hậu bất nhất giữa tuyên bố “trỗi dậy trong hòa bình” và hành động hung hăng ở Biển Đông.
Diễn đàn tầm nhìn khu vực năm 2016 được tổ chức tại Singapore ngày 12/1 bàn nhiều đến tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Channel News Asia
Hơn 550 học giả và chuyên gia nghiên cứu, doanh nhân và quan chức chính phủ đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN về vấn đề Biển Đông đã tham gia diễn đàn lần này. Phần lớn các chuyên gia và học giả quốc tế tham luận tại diễn đàn đều ủng hộ quan điểm đã đến lúc ASEAN cần phải đóng vai trò lớn hơn nữa trong việc duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế tại Biển Đông.
Phát biểu tại diễn đàn, Giáo sư - Tiến sĩ Susan Shirk đến từ Trường Quan hệ quốc tế và Nghiên cứu khu vực Thái Bình Dương, Đại học California (Mỹ) đã vạch trần các ý đồ và các toan tính của Trung Quốc tại khu vực. Giáo sư Shirk chỉ ra khoảng cách một trời một vực giữa tuyên bố của Trung Quốc về “sự trỗi dậy trong hòa bình” và việc nước này đang bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, có thể sắp tới là quân sự hóa các đảo trên.
Trong khi đó, Giáo sư Carlyle Thayer phân tích, Bắc Kinh chưa bao giờ giải thích được cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông. Giáo sư Thayer đặt câu hỏi: “Vậy làm sao để nhận diện đâu là vùng đặc quyền kinh tế, đâu là những vùng biển sâu?”. Về phần mình, giáo sư Jia Qingguo, hiệu trưởng Trường Nghiên cứu quốc tế, Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần sớm đạt được một bộ quy tắc ứng xử (COC) để giải quyết tranh chấp biển đảo và giúp tình hình Biển Đông ‘hạ nhiệt’.
Theo ông Jia, hai bên cần đạt được những dàn xếp chung về thể chế để giải quyết tranh chấp trong đó có bộ quy tắc ứng xử (COC) cho Biển Đông. “Trung Quốc và ASEAN cần tiến hành đàm phán về COC một cách nghiêm túc hơn nữa và sớm đạt đến quyết định cuối cùng về vấn đề này”, Giáo sư Jia nhấn mạnh. Ông Jia còn giải thích thêm rằng: “Tôi cho rằng chỉ có COC mới đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên. Chúng ta đã lãng phí quá nhiều thời gian và năng lượng cũng như tài chính trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ”.
Học giả Trung Quốc cho rằng cần nhanh chóng thúc đẩy COC để đảm bảo tình hình Biển Đông được hòa bình, ổn định. Ảnh minh họa
Được biết, Diễn đàn tầm nhìn khu vực năm 2016 diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đã xây dựng trái phép tổng cộng 7 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, trong đó có một đường băng dài 3.000m trên bãi Chữ Thập, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Gần đây nhất, Trung Quốc còn bay thử nghiệm phi pháp các chuyến bay dân sự ra bãi Chữ Thập, làm thổi bùng quan ngại về việc quân sự hóa cũng như ảnh hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, Tư lệnh đơn vị không quân tác chiến số 1 thuộc Không quân Indonesia, thiếu tướng Yuyu Sutisna, tuyên bố lực lượng này đã sẵn sàng đối phó với các khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông, dù ở
"Chúng ta không có tranh chấp, cũng không dính đến xung đột ở Biển Đông, nhưng chúng ta phải chuẩn bị để đối phó với mọi khả năng có thể xảy ra ở đây”, thiếu tướng Yuyu nói hôm 12/1, theo Antara News.
Ông Yuyu cho biết dựa trên yêu cầu và đòi hỏi về an ninh quốc phòng của khu vực và Biển Đông trước những nguy cơ xung đột, Không quân Indonesia phải tính đến việc nâng cấp các căn cứ và không lực theo hướng tinh nhuệ và hiện đại. Một trong những căn cứ được quan tâm đặc biệt là Natuna gần Biển Đông. Căn cứ không quân này đã được Jakarta nâng cấp lên loại B.
Không quân Indonesia sẵn sàng đối phó với xung đột ở Biển Đông. Ảnh AFP
“Khi Natura được nâng cấp lên loại B, căn cứ này sẽ được phát triển với cơ sở hạ tầng tương xứng theo từng giai đoạn, để thể hiện sức mạnh quân sự của lực lượng không quân quốc gia”, ông Yuyu nói.
Sáu căn cứ không quân khác của Indonesia cũng được nâng cấp gồm Padang ở Tây Sumatra, Palembang ở Nam Sumatra, Tarakan ở Đông Kalimantan, Lombok ở Tây Nusa Tenggara, Marotai ở Đông Nusa Tenggara và Marauke ở Papua, theo thiếu tướng Yuyu. Ông nói rằng việc nâng cấp cũng nhầm tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia của quân đội Indonesia và đối phó với thiên tai.
Indonesia không có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng đang bị Trung Quốc đe dọa khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi lý qua yêu sách đường lưỡi bò (đường chín đoạn), kéo dài từ eo biển Đài Loan đến gần các đảo của Indonesia. Jakarta dọa sẽ kiện Bắc Kinh vì đòi hỏi chủ quyền phi lý này.
Thanh Huyền(T/h)
Nữ sinh bị đánh hội đồng ở Huế: Trưởng phòng GD-ĐT xin tự cắt thi đua