Kỳ II: Sóng ngầm buôn lậu và câu chuyện trên “xe con cóc”
“Cửu vạn” vượt núi gần cửa khẩu Cốc Nam để đi vác hàng lậu |
Ngồi chung xe với tôi là một phụ nữ và ba nam thanh niên,ạngSơnChốngbuônlậucăngnhưdâyđànKỳxep hang ha lan nhìn bộ dạng và nghe một vài điều trao đổi của họ không khó để biết họ là những “cửu vạn” chuyên mang vác hàng thuê khu vực biên giới. Lân la bắt chuyện, khi họ hỏi tôi lên khu vực biên giới để làm gì, tôi giới thiệu làm ở ngành địa chất… Tôi hỏi hàng hóa cận Tết năm nay có sôi động như mọi năm không? Một người thành niên nhanh nhảu: “Chán lắm anh ạ, đường tắc nên làm ăn rất khó!”. Vờ như không hiểu, tôi hỏi, đường tắc nghĩa là do giao thông hay cửa khẩu đóng cửa…
Vậy là như chạm vào “mạch”, bọn họ cười hô hố và bắt đầu giải thích, bắt đầu kể về chuyện “nghề” của họ… Theo cách nói của dân buôn lậu và mang vác hàng thuê, tắc đường nghĩa là khi các lực lượng chức năng ra quân truy quét, lập chốt chặn tại những đường mòn, lối mở biên giới và ngược lại, thông đường là khi vắng bóng lực lượng chức năng. Tôi lại hỏi, vậy thì tắc đường mọi người nghỉ làm à? “Tắc làm sao được cả ngày anh, lấy người đâu ra mà kiểm soát 24/24 giờ, mà không có lối này thì chúng em lại tìm lối khác…”-một thanh niên nói rất tự đắc.
Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu rất tinh vi và luôn thay đổi hình thức hoạt động nhằm đối phó với các lực lượng chức năng. Không chỉ có vậy, khi bị ngăn chặn, bắt giữ đối tượng buôn lậu mang vác lợi dụng đông người chống trả, thậm chí có những hành vi manh động để cướp lại hàng… |
Tìm hiểu được biết, khi lực lượng chức năng ra quân thì các đối tượng mang vác hàng lậu chủ yếu hoạt động về đêm và lúc mờ sáng. Lịch làm việc của đội ngũ cửu vạn mang vác hàng là ngủ ngày, đến khoảng 4 - 5 giờ chiều thì dậy ăn uống, sau đó lục tục đi bộ lên các khu vực đường mòn, lối mở biên giới nơi tập kết hàng, thậm chí vượt biên sang bên kia biên giới để phục sẵn. Nửa đêm về sáng khi lực lượng chức năng đã mệt mỏi, giao ca hoặc ít người là các đối tượng nối từng đoàn vác hàng qua biên giới đến các điểm tập kết trong các thôn, bản giáp biên.
Câu chuyện về việc mang vác, giá cả mang vác hàng cũng “rất thị trường”! Thời gian trước, khi việc mang vác hàng còn thuận lợi thì các đầu nậu trả cho “cửu” vác hàng qua biên giới 2.500 - 3.000 đồng/kg, khi khó khăn hơn lên đến 6.000 - 7.000 đồng/kg. Còn như thời điểm “nóng” như hiện nay có khi lên tới 10.000 đồng/kg. Mấy người ngồi cùng xe khoe chiến tích “có chị chỉ hơn bốn mươi cân mà vác được cả bao hàng tám, chín mươi cân vượt núi ban đêm, rồi thời gian cao điểm có những người khỏe đi vác hàng ngày kiếm tiền triệu”. Không chỉ có thế, hiện do khó khăn, để “khích lệ” dân mang vác, các đầu nậu thường giao hàng cho “cửu vạn” và trả tiền khi về điểm tập kết, nếu không may hàng có bị bắt thì cũng không bị bắt đền.
Với cách thức tổ chức như vậy nên việc vận chuyển hàng lậu trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp tại các khu vực như Rọ Bon, Đồi cao Tân Thanh, Gốc Bưởi, hang Dơi con, đường 474, 386, khu vực Thác Ném, khu vực cánh gà Cửa khẩu Cốc Nam, khu vực mốc 05, 06, thác Nước…
Kỳ III: Vẫn là cuộc chiến lâu dài
Tin liên quan:
Lạng Sơn: Chống buôn lậu “căng như dây đàn” - Kỳ I