Tín dụng tiêu dùng giảm,ơchếđủrộngnhưngtíndụngtiêudùngvẫntăngchậmnợxấuởmứbảng xép hạng ngoai hang anh nợ xấu tăng do khách hàng "bùng nợ" Chú trọng số hóa tài chính tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho tín dụng tiêu dùng |
Tín dụng tiêu dùng trên kênh chính thức giảm sẽ gây ra hệ lụy về tín dụng đen. Ảnh: ST |
Đến cuối tháng 9/2023, toàn hệ thống có 84 tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai hoạt động tín dụng tiêu dùng, trong đó có 15 công ty tài chính tiêu dùng, với tổng dư nợ cho vay đạt 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế (khoảng 12.749 nghìn tỷ đồng). Riêng cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính là 134.279 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% dư nợ cho cho vay tiêu dùng toàn hệ thống, nhưng giảm hơn 33% so với cuối năm 2022.
Nhưng đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 1,53% so với cuối năm 2022, là mức tăng rất thấp so với 5 năm qua.
Theo Phó Thống đốc NHNN, cơ chế chính sách không có quy định siết chặt, khuôn khổ pháp lý đủ rộng cho các công ty lĩnh vực này hoạt động, hơn nữa việc cơ cấu lại, củng cố để tăng cường nâng cao năng lực quản lý, tài chính của các công ty tài chính được thực hiện quyết liệt, như vậy thì tình trạng tín dụng tiêu dùng vẫn tăng chậm còn do các nguyên nhân khác.
Từ thực tế triển khai, đại diện BIDV cho biết, Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 với các quy định mới về việc ứng dụng chữ ký điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng sẽ ảnh hưởng đối với các khoản cho vay nhỏ lẻ trên kênh số tự động 100% và hạn mức dưới 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, Luật Các TCTD yêu cầu các ngân hàng có nghĩa vụ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Tuy nhiên, việc đảm bảo tuân thủ quy định này sẽ khó thực hiện đối với các khoản vay tiêu dùng giá trị nhỏ, số lượng phát sinh lớn hoặc khoản vay số hóa, tự động hoàn toàn theo các bộ nguyên tắc được cài sẵn (khách hàng không phải đến quầy).
Một yếu tố nữa khiến các ngân hàng ngại cho vay tiêu dùng là tình trạng khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ, thậm chí cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ dùng biện pháp manh động để đòi nợ; nhiều hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội kéo theo nhiều hệ lụy cho các TCTD nhưng không bị xử lý…
Với yếu tố này, không chỉ tín dụng tăng chậm mà tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng cũng có xu hướng gia tăng. Theo thống kê từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ tiêu dùng đã tăng từ mức 5% vào cuối năm 2022 lên hơn 10% vào cuối tháng 9/2023, thậm chí có công ty tăng cao trên 20%.
Vì thế, để khơi thông dòng vốn tín dụng tiêu dùng, đại diện Agribank kiến nghị Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) có chính sách phân loại nợ phù hợp đối với khách hàng có nhiều khoản nợ. Đồng thời, các cơ quan chức năng cho phép và hướng dẫn các TCTD trong việc kết nối khai thác dữ liệu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ cho việc xác thực thông tin, nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử để các TCTD có cơ sở tín nhiệm tốt hơn khi ra quyết định cho vay.
Đại diện BIDV kiến nghị NHNN xem xét cho phép các TCTD được sử dụng phương thức xác thực như tin nhắn OTP, eKYC trong cho vay qua các phương tiện điện tử, qua đó giảm thiểu thủ tục hành chính và chi phí vận hành. Cùng với đó là nên có trung tâm dữ liệu quốc gia về bất động sản, tài sản thế chấp... giúp các TCTD tra cứu thông tin làm cơ sở để định hạng tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.
Các ngân hàng cũng kiến nghị áp dụng chế tài răn đe đối với những cá nhân có hành vi cố tình vi phạm quy tắc và đạo đức trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Bởi nếu không có hành động cụ thể, việc bùng nợ có thể tiếp tục xảy ra và tác động đến nợ xấu tín dụng tiêu dùng trong năm 2023 và nhiều năm sau nữa.