Mặc dù bị tác động nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid-19,ỗlựcthiđuasảnxuấkết quả bóng đá c1 mới nhất nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh không ngừng nỗ lực sản xuất, kinh doanh, tìm cách duy trì thị trường xuất khẩu để đảm bảo kế hoạch đề ra.
Sản xuất giấy ở Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.
Ở Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH), ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, dù đến thời điểm này của năm nay doanh thu có giảm so với năm rồi, nhưng công ty luôn có kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đặc biệt với ngành dầu khí do nhu cầu giảm đột ngột nhưng theo kế hoạch thì năm nay PSH sẽ nộp vào ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỉ đồng. Ông Mai Văn Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị PSH, cho biết: Với chỉ tiêu được giao 1 triệu tấn xăng dầu và tăng 20% mỗi năm, nhưng công suất của nhà máy lọc hóa dầu Cần Thơ chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu, do đó lãnh đạo công ty đã có kế hoạch đầu tư nhà máy lọc dầu thứ 2 để đáp ứng nhu cầu tăng thêm hàng năm, nhằm tăng năng lực sản xuất, giảm nhập xăng dầu thành phẩm, tiến tới chủ yếu nhập dầu thô về sản xuất. Ngoài ra, để góp phần bảo vệ môi trường và đầu ra cho cây mía của ĐBSCL, PSH cũng đã có kế hoạch đầu tư xây dựng một số nhà máy xăng sinh học để vừa chủ động nguồn cung, vừa tăng tỷ trọng sản xuất xăng sinh học E5 của PSH.
Đến nay, PSH đã có 120 cửa hàng phân phối xăng dầu trực tiếp cho người tiêu dùng và hơn 600 đại lý, nhượng quyền bán lẻ trong khu vực. Ngoài ra, PSH còn cung cấp xăng dầu cho khoảng 25 thương nhân phân phối khác. Với sự nỗ lực này, sau 8 năm thành lập với số vốn ban đầu từ 60 tỉ đồng thì đến nay đã tăng vốn lên 1.261 tỉ đồng và PSH đã niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Còn Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam, ở Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, trong giai đoạn từ 2016-2020 cũng đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong giai đoạn 2018-2019, doanh thu của công ty luôn duy trì ở mức trên 5 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, cũng nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà thông qua việc đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, kể từ năm 2017 đến thời điểm Lee & Man bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, công ty đã đóng góp cho ngân sách nhà nước với tổng số tiền gần 3.500 tỉ đồng. Các hoạt động xuất, nhập khẩu của Lee & Man vẫn được duy trì ở mức ổn định với nhiều đóng góp to lớn cho ngành xuất nhập khẩu Việt Nam. Cụ thể, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của Lee & Man trong 4 năm qua luôn đạt mức cao, với giá trị xuất khẩu hơn 210 triệu USD và giá trị nhập khẩu đạt 311 triệu USD.
Dù dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh và sản xuất của Lee & Man, tuy nhiên với chiến lược hiệu quả đi đôi với các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ cũng như lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, công ty vẫn đang duy trì được đà tăng trưởng tích cực. Cụ thể, doanh thu từ đầu năm 2020 đến cuối tháng 7-2020 đạt gần 3.000 tỉ đồng, tăng khoảng 9,5% so với cùng kỳ. Tính đến nay, Lee & Man có hơn 1.100 nhân viên, trong đó hơn 92% là người Việt Nam. Việc “bản địa hóa” toàn bộ công nhân viên là một trong những định hướng phát triển nhân lực của công ty. Ông Chung Wai Fu, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam, cho biết: Khi bắt đầu vận hành nhà máy ở Hậu Giang, công ty đã gặp phải nhiều thách thức lớn về môi trường. Đó là một bài học lớn mà công ty hiện đang cố gắng hoàn thiện bằng việc xây dựng các chỉ tiêu về môi trường mà công ty cần đảm bảo trong quá trình hoạt động. Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Lee & Man đã đầu tư hơn 650 triệu USD cho dây chuyền sản xuất hiện đại để sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế. Việc này đã góp phần giảm được 74% lượng khí thải và 35% nước thải so với sản xuất giấy từ bột nguyên. Mỗi năm, công ty còn chi hàng triệu USD cho công tác xử lý chất thải, bao gồm nước thải sản xuất, chất thải rắn, khí sinh học, sinh khối… Trong năm nay, công ty tiếp tục nhập một đợt máy mới trị giá khoảng 20 tỉ đồng để tăng cường quá trình cô đặc bùn. Thêm vào đó, còn đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải, khí thải tiên tiến với hệ thống quan trắc hoạt động 24/24 giờ, các thông số quan trắc đều cho thấy nước thải, khí thải của công ty luôn đảm bảo trong quy định theo cột A tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh, ở ấp Phú Mỹ, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, lĩnh vực sản xuất chủ yếu là chế biến nông sản để xuất khẩu và sản phẩm chính là nước ép trái cây, sản phẩm đông lạnh. Là doanh nghiệp có quy mô vừa, mọi dây chuyền sản xuất được nhập từ Italia. Các sản phẩm chính như mãng cầu, trái tắc, thanh long, chanh dây, chanh không hạt. Công ty đã góp phần rất lớn vào việc tiêu thụ và giải quyết lượng nông sản được sản xuất tại địa phương, góp phần đẩy mạnh chủ trương phát triển nông nghiệp của tỉnh. Thị trường của công ty thời gian qua chủ yếu là Canada, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc… Năm 2020, dự kiến giá trị xuất khẩu khoảng 10 triệu USD, giải quyết việc làm cho trên 400 lao động. Bên cạnh đó, còn có các doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh như Công ty TNHH Lạc Tỷ II với trên 13.000 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp 4.604 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu trên 203 triệu USD. Hay Công ty TNHH MTV Masan Brewery Hậu Giang với 135 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp 443 tỉ đồng.
Doanh nhân Phạm Tiến Hoài, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh, cho rằng: Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, từ khi thành lập, công ty đã tiến hành khảo sát, xây dựng vùng nguyên liệu với số lượng cung cấp ổn định và chất lượng an toàn cho nhà máy hoạt động. Công ty cũng xác định xây dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm do mình cung cấp nhằm tạo niềm tin với khách hàng. Để làm được điều này, công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và mở rộng đối tượng tiêu thụ. Ngoài ra, còn xây dựng tiêu chuẩn trách nhiệm cộng đồng để chăm sóc cho người lao động gắn bó lợi ích lâu dài với công ty. Những loại trái cây nguyên liệu do công ty thu mua đều có sự hợp tác, đầu tư và quản lý đến quy trình trồng và chăm sóc. Đặc biệt là luôn quan tâm đến dư lượng nông dược nghiêm khắc, theo tiêu chuẩn của các nước tiêu thụ vốn là những nước phát triển cao...
Bài, ảnh: HOÀI THU