【kq nha nghe my】Tận dụng cơ hội và tỉnh táo trong thu hút FDI
Khi Đông Nam Á trở thành “cứ điểm” sản xuất
Một thông tin thú vị vừa được Chủ tịch Amcham Micheal Kelly nhắc đến tại Diễn đàn Doanh nghiệpViệt Nam (VBF),ậndụngcơhộivàtỉnhtáotrongthuhúkq nha nghe my diễn ra hôm qua (4/12) tại Hà Nội. Đó là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc “đã làm nổi bật rủi ro của các cơ sở sản xuất tập trung ở một quốc gia đơn lẻ và đang kích hoạt việc tái tổ chức chuỗi cung ứng”.
Đã có 14,2 tỷ USD vốn đầu tưnước ngoài đăng ký vào lĩnh vực chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong 11 tháng qua. Trong ảnh: Nhà máy Piaggio tại Vĩnh Phúc |
Thông tin từ ông Michael Kelly cũng cho biết, một cuộc khảo sát gần đây của AmCham tới các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc cho thấy, một phần ba đã di dời hoặc đang cân nhắc di chuyển một số cơ sở sản xuất của họ ra nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng thương mại. Trong khi đó, một cuộc khảo sát riêng biệt của các công ty nước ngoài từ các quốc gia khác cho thấy, một nửa đang cân nhắc việc di dời và Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của họ.
“Trung Quốc vẫn sẽ là một thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, các công ty và các nhà cung cấp đã di chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam đang có được lợi ích từ một số doanh nghiệp đó”, ông Michael Kelly nói.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện này được nhắc tới. Ngay khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra và ngay cả hiện nay, khi tình hình có vẻ “êm dịu” hơn, thì các chuyên gia kinh tếcũng đã nhắc nhiều đến cơ hội của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhấn mạnh điều này. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Á đang bùng nổ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng.
“ASEAN đang trở thành nơi để các doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất khi rời khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định và viện dẫn con số 7,6 tỷ USD vốn FDI mà Thái Lan thu hút được trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 53% so với cùng kỳ để chứng minh điều đó.
Điều đáng chú ý là, dòng tiền đầu tư cho sản xuất đã tăng gấp 5 lần. Trong khi đó, tại Philippines, vốn FDI vào sản xuất tăng lên 861 triệu USD so với mức 144 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Còn ở Việt Nam, 11 tháng qua, dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy vào lĩnh vực sản xuất, đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đã có 14,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong 11 tháng qua, chiếm 46,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là một con số ấn tượng. Tuy nhiên, cơ hội ở phía trước còn rất nhiều.
“Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng triệt để cơ hội này nhằm tiếp tục giữ vững tốc độ kinh tế tăng trưởng kinh tế nhanh chóng”, ông Michael Kelly nói.
Trung Quốc đang tăng tốc đầu tư vào Việt Nam
Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng khá sâu sắc đến thương mại toàn cầu, thì cuộc chiến này cũng ảnh hưởng không kém đến sự dịch chuyển của dòng vốn FDI. Lý do là, cả Trung Quốc và Mỹ đều là những nhà đầu tư, nhà sản xuất có ảnh hưởng lớn trên thế giới.