Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 được tổ chức sáng 31/12.
Kết quả nhiều,ànhCôngthươngKếtquảnhiềuhạnchếcũngkhôngíargentina vs panama hạn chế cũng không ít
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Ngụyễn Cẩm Tú cho biết, năm 2014, ngành Công thương đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó, nổi lên là sản xuất công nghiệp tăng trưởng 7,6% (tăng 1,7% so với mức 5,9% của năm 2013).
Đặc biệt, năm 2014, ghi dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, vượt 3,16 điểm % so với mức 145,4 tỷ USD của kế hoạch đề ra (tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2013). Như vậy, xuất siêu năm 2014 ước 1,984 tỷ USD.
Ngoài ra, Bộ cũng thành công trong việc cân đối cung cầu hàng hóa thị trường nội địa, không để xảy ra tình trạng sốt giá, sốt hàng.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phát biểu tại Hội nghị. |
"Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại trong nước được triển khai tích cực cùng với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã từng bước góp phần tạo nên sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt Nam", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đánh giá, dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng năm 2014 ngành Công Thương vẫn tồn tại nhiều yếu kém, như sản xuất còn nhiều khó khăn, tỷ lệ tồn kho cao, công nghiệp hỗ trợ chưa được quan tâm đúng mức, thị trường nội địa phát triển chưa đồng đều, điều hành thị trường còn lúng túng, công tác mở rộng thị trường còn hạn chế...
Đặc biệt, theo Bộ trưởng, nhiều doanh nghiệp thuộc Bộ đến nay vẫn chưa có nhiều bước tiến trong việc đổi mới, sắp xếp, chưa tiến hành cổ phần hóa… theo kế hoạch của nhà nước.
Năm 2015: Thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, để khắc phục những tồn tại năm 2014, năm 2015, ngành Công Thương phải nỗ lực thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có tháo gỡ khó khăn cho DN, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục đưa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống nhằm thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, điện, than..., nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, tích cực ngăn ngừa nạn hàng nhái hàng giả...
Đối với việc thực hiện cổ phần hóa DN, Bộ trưởng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các đề án, kế hoạch cổ phần hóa DN nhà nước, thoái vốn khỏi các lĩnh vực không phải lĩnh vực kinh doanh chính.
Trình bày tham luận tại hội nghị, một số đại diện DN thuộc Bộ Công thương cũng đưa ra các kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho DN phát triển hiệu quả hơn trong năm 2015.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo kiến nghị Bộ cho phép thương nhân đầu mối thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định và nguồn được bù đắp từ quỹ bình ổn. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với tổng đại lý, thương nhân phân phối, đại lý có nhiều điểm bán…
Ngoài ra, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Hoàng Quốc Vượng đề nghị Chính phủ tiếp tục bố trí vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA cho EVN để hoàn thành các dự án cấp điện cho vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương đôn đốc, chỉ đạo các chủ đầu tư đảm bảo tiến độ các dự án nguồn điện theo kế hoạch vào vận hành năm 2015 và được đưa vào cân đối cung cấp điện 2015.../.
Tố Uyên