您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【nhận định cúp c2】Tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran nằm trong tay châu Âu

88Point2025-01-12 13:16:34【Cúp C2】7人已围观

简介Thỏa thuận Iran phụ thuộc vào Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel. Tổng thống Pháp Emmanuel Macro nhận định cúp c2

tuong lai thoa thuan hat nhan iran nam trong tay chau au

Thỏa thuận Iran phụ thuộc vào Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có các chuyến thăm riêng biệt tới Washington vào cuối tháng này,ươnglaithỏathuậnhạtnhânIrannằmtrongtaychâuÂnhận định cúp c2 và trừ phi Thủ tướng Anh Theresa May tiến hành chuyến thăm bất ngờ, thì đây sẽ là các nhà lãnh đạo nước ngoài cuối cùng tham gia thỏa thuận Iran tới gặp gỡ ông Trump trước thời hạn 12/5 cho việc sửa đổi thỏa thuận này. Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận được ký kết năm 2015 này vào ngày 12/5 tới, trừ phi các nhà đàm phán Mỹ, Anh, Pháp và Đức có thể nhất trí sửa đổi những nội dung mà ông coi là “sai lầm nghiêm trọng”. Iran nói rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt các lệnh trừng phạt sẽ hủy hoại thỏa thuận này, đồng thời đe dọa đưa ra một loạt phản ứng, bao gồm việc ngay lập tức tái khởi động các hoạt động hạt nhân đang được đóng băng theo thỏa thuận.

Theo giới chức Mỹ, tuần trước, các nhà đàm phán đã có cuộc gặp lần thứ 4 và đã đạt được một số tiến triển nhưng vẫn chưa thể nhất trí về tất cả các nội dung. Điều này khiến số phận của thỏa thuận Iran phụ thuộc vào Tổng thống Macron - người có chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington vào ngày 24/4 và Thủ tướng Merkel - người sẽ có chuyến thăm và làm việc tại thủ đô của Mỹ vào ngày 27/4. Phát biểu với các nghị sĩ hôm 12/4, Mike Pompeo - Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và sắp trở thành Ngoại trưởng Mỹ - nói: “Đây là điều rất quan trọng với họ và tôi cho rằng họ sẽ nêu ra các hy vọng và quan ngại khi họ tới Mỹ trong những ngày tới”.

Buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ để phê chuẩn chức Ngoại trưởng của ông Pompeo diễn ra chỉ một ngày sau khi các nhà đàm phán gặp gỡ tại Bộ Ngoại giao để xem xét về 4 vấn đề mà Tổng thống Trump nói là phải được giải quyết để ông có thể một lần nữa gia hạn việc nới lỏng trừng phạt cho Iran. Các vấn đề đó bao gồm việc dừng hành động thử tên lửa đạn đạo và hành vi gây bất ổn của Iran trong khu vực (vốn không được ghi trong thỏa thuận), cùng với việc thanh tra các cơ sở hạt nhân tình nghi và cái gọi là “các điều khoản hoàng hôn” đang dần cho phép Iran nối lại các chương trình hạt nhân tiên tiến sau vài năm (đã được ghi trong thỏa thuận).

Hai quan chức cấp cao Mỹ cho biết các bên đã “gần như nhất trí” về vấn đề tên lửa và các cuộc thanh tra nhưng “vẫn chưa nhất trí” về “các điều khoản hoàng hôn”. Theo các quan chức yêu cầu giấu tên, các hành động của Iran, bao gồm việc hậu thuẫn phong trào Hezbollah của Liban, Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phiến quân Houthi ở Yemen cũng được đưa ra thảo thuận trong một phiên họp khác nhưng không thu được kết quả rõ ràng.

Hai quan chức và hai cố vấn bên ngoài Nhà Trắng cho biết các vấn đề thử tên lửa và thanh tra về cơ bản đã được giải quyết, nhưng họ không cho biết chính xác những gì đã được nhất trí cũng như không đưa ra phỏng đoán liệu chúng có được ông Trump chấp nhận hay không, chưa kể đến cố vấn an ninh quốc gia mới của ông là John Bolton cũng như Ngoại trưởng Pompeo. Hai nhân vật này đều là những người theo quan điểm chủ chiến với Iran và có chung quan điểm tẩy chay thỏa thuận này với Tổng thống Trump dù đây là thành tựu chính sách đối ngoại ghi dấu ấn của cựu Tổng thống Barack Obama.

Các quan chức và cố vấn cho biết vấn đề bế tắc chính trong thỏa thuận Iran vẫn là các “điều khoản hoàng hôn”, bởi châu Âu vẫn né tránh các yêu cầu của Mỹ về việc tự động tái áp đặt trừng phạt nếu Iran tiến hành các hoạt động hạt nhân tiên tiến khi thỏa thuận hạt nhân hết hiệu lực. Một quan chức và một cố vấn khác cho biết nhằm phá vỡ thế bế tắc này, các bên đang cân nhắc một thỏa hiệp mà theo đó các lệnh trừng phạt sẽ được tái áp đặt nếu Iran giảm thiểu thời gian cần thiết để phát triển vũ khí hạt nhân xuống dưới 1 năm. Thỏa thuận hiện tại nhằm mục tiêu hạn chế cái gọi là “thời gian bứt phá” của Iran trong vòng 1 năm. Tuy nhiên việc các điều khoản hoàng hôn sẽ hết hiệu lực vào năm 2024 đồng nghĩa rằng “thời gian bứt phá” đó của Iran sẽ thu hẹp lại.

Các nước châu Âu, cùng phía Iran, đã nói rằng họ sẽ không tái đàm phán về thỏa thuận và không muốn tự động tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các hoạt động đã được phép. Tuy nhiên, về cơ bản các bên đã nhất trí rằng việc Iran thu hẹp “thời gian bứt phá” xuống dưới 1 năm sẽ dẫn tới việc các nước xem xét các lệnh trừng phạt mới. Theo các nguồn tin nói trên, cách xác định “thời gian bứt phá” đó ra sao vẫn đang được thảo luận.

Trước những bất đồng đang tồn tại, các quan chức an ninh quốc gia Mỹ đang đẩy nhanh kế hoạch vạch ra nhiều kịch bản khác nhau “trong tương lai”, bao gồm làm cách nào để thuyết phục rằng việc rút khỏi thỏa thuận là bước đi đúng đắn cho an ninh quốc gia, làm thế nào để tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ vốn đã được gỡ bỏ theo thỏa thuận và làm thế nào để giải quyết những tranh cãi của Iran và châu Âu sau khi tiến hành biện pháp như vậy.

很赞哦!(272)