Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ,óThủtướngVươngĐìnhHuệChưađạtmụctiêunângtrênđỡdướtỷ lệ kèo hạng 2 đức Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 hôm nay chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
Phê bình các địa phương giải ngân chậm
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, tình trạng chung của 2 chương trình (xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo) là giao vốn, giải ngân vốn đầu tư công còn rất chậm.
Tỷ lệ giao vốn đạt thấp (cả hai chương trình mới đạt 88,76% kế hoạch vốn), vốn đầu tư còn lại chưa phân bổ của 17 địa phương cho các huyện nghèo mới bổ sung và các đề án đặc thù xây dựng nông thôn mới là hơn 2.021 tỷ đồng.
“Tiền có, nhu cầu rất cấp bách, nhưng vẫn chưa phân bổ được. Giải ngân rất chậm, đến 30/6 mới đạt 23%, trong đó 5 địa phương chưa giải ngân được đồng nào, 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%; chưa bố trí được nguồn để thưởng chương trình xây dựng nông thôn mới (hơn 638 tỷ đồng)", Phó Thủ tướng dẫn chứng.
Cá biệt, ông nêu việc thực hiện quy định của luật Đầu tư công trong chương trình giảm nghèo bền vững còn có khuyết điểm, tồn tại.
Từ đó, Phó Thủ tướng phê bình các địa phương giải ngân chậm trong 2 chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo ông, việc chậm trễ này gây cản trở ý nghĩa an sinh xã hội của chương trình tới người dân, nhất là ở các vùng khó khăn; đồng thời đề nghị các bộ, ngành và địa phương quyết liệt giải quyết những tồn tại này.
100 hộ thoát nghèo lại có 18 hộ phát sinh mới
Riêng về kết quả giảm nghèo, Phó Thủ tướng đánh giá chưa vững chắc. "100 hộ thoát nghèo thì lại có 18 hộ phát sinh mới, đây là con số phải suy nghĩ".
Tỷ lệ các xã, thôn, bản thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn rất thấp, nhiều khả năng không đạt mục tiêu đề ra cho năm 2019-2020 (mới có 44/292 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn).
"Như vậy là chưa giảm được khoảng cách giàu nghèo. Mục tiêu đề ra là 'nâng trên, đỡ dưới' chưa đạt được", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo ông, mục tiêu giải quyết dứt điểm hộ nghèo là hộ người có công trong năm 2019 cũng là thách thức. Khả năng năm 2019 mới giải quyết được khoảng 20/53 tỉnh có hộ nghèo là hộ người có công trong tổng số hơn 16.000 hộ.
Đến năm 2020, nếu không có giải pháp tốt sẽ không đạt mục tiêu, đây là khó khăn, thách thức. Trong khi quyết tâm rất lớn của Chính phủ, QH, Ban Chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm hộ nghèo là hộ người có công.
Báo cáo trước đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Quân cho biết, trong năm nay, số hộ nghèo dự kiến sẽ giảm xuống còn 4,5%, đạt yêu cầu của QH. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững vì ngoài tỷ lệ tái nghèo thì tỷ lệ phát sinh hộ nghèo cao, lên tới 17,8% trong năm 2018.
Chệnh lệch giàu nghèo chưa chuyển biến, năm 2014 khoảng cách thu nhập giữa hộ giàu và nghèo là 9,7 lần nhưng năm 2018 đã tăng lên 10 lần.
Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khác nhau và phức tạp nên giải pháp thoát nghèo gắn với sinh kế bền vững chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận dịch vụ và thị trường của hộ nghèo chưa lớn.
Ví dụ, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số rất cao nhưng tỷ lệ tiếp cận bảo hiểm y tế thì rất thấp.
Chưa được cấp phép đào tạo nghề nhưng công ty CP Dệt may Sơn La (huyện Quỳnh Nhai) vẫn mở lớp, “bóp méo” nghị quyết hỗ trợ đào tạo nghề để vừa rút tiền ngân sách, vừa bắt người dân đóng tiền sai quy định.