Đây là đánh giá của bà Nguyễn Vũ Thùy Hương – Giám đốc Khối Nguồn vốn và kinh doanh tài chính,ínvàminhbạchlàcơhộilớnđểdoanhnghiệpViệthútvốnngoạbxh azerbaijan Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN sau khi SSI vừa đàm phán thành công gói vay tín chấp “khủng” từ nhóm đối tác ngân hàng ngoại.
* PV:Thưa bà, SSI vừa trở thành công ty chứng khoán Việt đầu tiên đàm phán thành công một khoản vay tín chấp lớn từ ngân hàng ngoại. Bà có thể khái lược về quá trình tìm kiếm, đàm phán để có được thành công này?
|
- Bà Nguyễn Vũ Thùy Hương:Việc cấp một hạn mức tín chấp lớn như vậy cần có một thời gian dài thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh giữa SSI và đối tác. Cụ thể, quan hệ đó đã có được khoảng hơn 2 năm kể từ lần đầu tiên hai bên thiết lập giao dịch và khoảng 3 tháng để đối tác tiến hành đánh giá lại và quyết định mở rộng quy mô hợp tác với SSI.
Việc đánh giá được dựa trên nhiều tiêu chí: tài chính, lịch sử giao dịch, đánh giá tiềm năng phát triển của SSI...
* PV:Hơn 55 triệu USD (khoảng hơn 1.200 tỷ đồng) là một số tiền lớn, nhưng điều đáng lưu ý hơn là “khoản vay tín chấp”. Theo bà, nhóm đối tác ngoại đã nhìn thấy gì ở SSI mà lại chấp nhận rót vốn, trong khi không có đơn vị thứ 2 hay một tổ chức xếp hạng tín nhiệm nào đứng vai trò trung gian?
- Bà Nguyễn Vũ Thùy Hương:Như đã nói ở trên, mặc dù SSI chưa được định mức tín nhiệm bởi tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế, nhưng với vị thế đứng đầu ngành cùng với sự minh bạch và nhất quán trong hoạt động kinh doanh, SSI luôn được các đối tác trong và ngoài nước đánh giá cao.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với nguồn vốn vay nước ngoài có quy mô lớn và lãi suất hợp lý, chứng tỏ các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đã đủ tạo ra uy tín với tổ chức tín dụng nước ngoài.
Theo kinh nghiệm của SSI, tiêu chí xét duyệt của các tổ chức nước ngoài khá khắt khe, ngoài yếu tố nội tại là doanh nghiệp phải có tầm nhìn dài hạn, tình hình tài chính ổn định, minh bạch, có ý thức tuân thủ cao, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác như doanh nghiệp hoạt động trong ngành có quy mô, tiềm năng tăng trưởng tốt, môi trường vĩ mô ổn định…
Bên cạnh đó, với mỗi định chế nước ngoài có những tiêu chí riêng đánh giá về các ngành nghề kinh doanh và doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, họ có những "khẩu vị" rủi ro khác nhau về các mảng kinh doanh họ muốn hợp tác nên cơ hội là rất lớn, không chỉ các doanh nghiệp trong ngành tài chính, ngân hàng mà các doanh nghiệp ở ngành nghề khác nếu như có nhu cầu và minh bạch cũng có thể tiếp cận nguồn vốn ngoại.
* PV:Nếu chấm theo thang điểm 10 cho cả chu trình 1 khoản vay, thì bà chấm điểm thế nào giữa việc “đi vay” và việc “sử dụng hiệu quả vốn vay"? SSI sẽ làm gì để sử dụng hiệu quả vốn vay trong thương vụ này?
- Bà Nguyễn Vũ Thùy Hương:Đối với SSI chúng tôi, “đi vay” và “sử dụng hiệu quả vốn vay” đều có tầm quan trọng như nhau. Doanh nghiệp cần phải xác định một tầm nhìn dài hạn cho chiến lược vay nợ của mình, trong đó xây dựng uy tín là tiêu chí quan trọng nhất.
Nếu “đi vay” được ở mức chi phí vốn phù hợp được đánh giá là bước đầu của sự thành công, thì “sử dụng vốn vay” đó thế nào cho hiệu quả, để tạo ra dòng tiền trả gốc và lãi đúng hạn mới thật sự quan trọng, góp phần quyết định đến uy tín lâu dài của doanh nghiệp với tổ chức tín dụng.
Chính vì vậy, chúng tôi sẽ sử dụng nguồn vốn vay này cho các khoản đầu tư và mở rộng khoản vay margin cho khách hàng, đảm bảo mức sinh lời cần thiết và phù hợp với khẩu vị rủi ro của SSI.
* PV:Xin cảm ơn bà!
Duy Thái