【tỷ số bóng đá cúp anh】WHO phản đối quan điểm miễn dịch cộng đồng
Mặc dù đã chứng kiến hệ lụy nặng nề từ quan điểm miễn dịch cộng đồng ở một số quốc gia nhưng nhiều người vẫn muốn tiếp tục thực hiện quan điểm này.
Người dân Thụy Điển xếp hàng mua kem. Ảnh: REUTERS
Theảnđốiquanđiểmmiễndịchcộngđồtỷ số bóng đá cúp anho đó, nhiều người cho rằng cứ để dịch Covid-19 lây lan ra cộng đồng để tạo ra kháng thể nhằm có số đông người được miễn dịch. Từ đó sẽ tạo “lá chắn” ngăn chặn dịch bệnh. Đây cũng là quan điểm của một số quốc gia trong giai đoạn đầu thực hiện phòng, chống dịch và họ phải trả giá rất đắt bằng chính sinh mạng của nhiều người.
Điển hình như Thụy Điển sau vài tháng theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng, nước này đã không tạo kết quả như kỳ vọng mà ngược lại tỷ lệ người chết vì dịch Covid-19 tăng cao. Thông tin trên tờ Telegraph hồi tháng 6, cho thấy tỷ lệ cas tử vong do Covid-19 trên đầu người ở Thụy Điển cũng đạt mức cao nhất thế giới, vượt qua cả những tâm dịch lớn khác là Anh, Bỉ và Mỹ. Cụ thể, Thụy Điển có 5,29 người tử vong vì Covid-19/1 triệu dân mỗi ngày, cao hơn mức 4,48 ở Anh, vùng dịch đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ tử vong vào thời điểm đó. Điều đáng quan ngại là Thụy Điển chỉ có khoảng 7,3% cư dân ở thủ đô Stockholm, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch, phát triển kháng thể chống Covid-19. Con số này thấp hơn rất nhiều so với dự đoán của giới chức Thụy Điển, đồng thời cũng không đủ để chứng minh hiệu quả cách biệt so với các nước châu Âu áp dụng lệnh phong tỏa.
Ông Bjorn Olsen, giáo sư khoa Truyền nhiễm, Đại học Uppsala, Thụy Điển nói: “Tôi cho rằng miễn dịch cộng đồng là một chặng đường xa xôi mà chúng ta không biết bao giờ mới đạt được. Thụy Điển đã hành động “quá ít và quá chậm trễ”.
Từ thực tiễn trên cho thấy, miễn dịch cộng đồng không thể vận dụng với dịch Covid-19. Mới đây, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros nêu rõ: “Chưa bao giờ trong lịch sử y tế công cộng, miễn dịch cộng đồng được sử dụng như một chiến lược để đối phó với một đợt bùng phát dịch bệnh. Việc cho phép một vi-rút nguy hiểm khi chưa hiểu rõ lây lan tự do rõ ràng là trái đạo đức”.
WHO cũng cho biết hơn 180 quốc gia đã cam kết tham gia vào Cơ chế tiếp cận toàn cầu vắc-xin Covid-19 (COVAX). Một nỗ lực của WHO nhằm tài trợ để các loại vắc-xin phòng Covid-19 được phân phối một cách công bằng tới các nước giàu và nghèo. Việc xúc tiến sản xuất và phân phối kịp thời vắc-xin ngừa Covid-19 là giải pháp khả thi duy nhất hiện nay chứ không phải miễn dịch cộng đồng.
Cùng quan điểm trên, trước nhiều chỉ trích về thông tin sẽ áp dụng miễn dịch cộng đồng được đưa ra trước đó, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đều khẳng định châu Âu không khuyến khích tạo ra hệ miễn dịch cộng đồng.
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (U.S. CDC), miễn dịch cộng đồng (tên tiếng Anh là Community immunity) là tình trạng trong đó có một tỷ lệ nhất định người dân có miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm (thông qua tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh này trước đó) nhằm phòng tránh các bệnh lây từ người sang người. Ví dụ nếu tỷ lệ dân số nhiễm bệnh của một cộng đồng là 10%, thì số 10% này sẽ tiếp xúc với 90% còn lại và lây bệnh. Nhưng nếu có tới 80% đến 90% cộng đồng ấy đã mắc bệnh và qua khỏi, cơ thể họ sẽ có kháng thể chống vi-rút. Sử dụng giả thiết rằng người mắc bệnh rồi sẽ không mắc bệnh lần hai, 90% số người này sẽ là lá chắn sống xung quanh những người chưa bị nhiễm, vì 90% này là những người sẽ tiếp xúc với 10% người chưa bị nhiễm còn lại.
Các nhà khoa học khẳng định, ít nhất phải 70% dân số có kháng thể SARS-CoV-2 thì mới đạt được miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19. Do vậy trong bối cảnh số người tử vong vì Covid-19 trên thế giới đang ngày càng gia tăng, việc để dịch bệnh này lan rộng nhằm đạt miễn dịch cộng đồng được xem như một giải pháp “lợi bất cập hại”.
Tính đến thời điểm này, theo số liệu của Mỹ, tổng số cas mắc Covid-19 trên toàn cầu là hơn 38 triệu, số cas tử vong là hơn 1 triệu trường hợp. Mỹ, Ấn Độ, Brazil là những quốc gia có số cas mắc và tử vong cao nhất thế giới. |
HN tổng hợp