【kqbdvn】Ngô mốc cực độc
Thôn Lùng Vái,ômốccựcđộkqbdvn xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang chỉ cách trung tâm huyện hơn 20km, nhưng cuộc sống của người dân trong thôn lại gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Cả thôn có hơn 80 nóc nhà, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Hàng ngày, cuộc sống của người dân nơi đây vẫn còn rất nghèo khó, ngay cả việc có nuôi được con bò con ngựa muốn mang ra chợ bán bà con cũng không có đường để dắt bò, dắt ngựa ra chợ.
Ngô để trong thời gian quá dài, không được bảo quản kỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại nấm, mốc phát triển. |
Những ngày này, căn nhà của ông Cháng Chừ Xá, xã Cán Tỷ đang ngày càng trở nên ngột ngạt hơn khi trong vòng 3 ngày, 4 người thân của ông bao gồm 3 người con và một người cháu nội đã lần lượt ra đi do ăn phải bánh trôi làm từ bột ngô mốc.
Theo lời kể của ông Xá, từ trước Tết Nguyên đán năm 2013 gia đình có ngâm ngô để làm bánh trôi ăn trong dịp Tết, còn một phần ngâm đến ngày 26/4 gia đình mang ra làm bánh trôi ăn, nhưng không có biểu hiện gì xảy ra. Trong 2 ngày tiếp theo là 27 và 28 gia đình đã đem hết phần bột ngô còn thừa ra phơi nắng, đến chiều ngày 29/4 gia đình lại sử dụng để làm bánh trôi. Tuy nhiên, sau khi ăn 4 trong 7 người đã tử vong.
Theo thống kê của ngành Y tế hàng năm trung bình trên địa bàn của tỉnh Hà Giang có hàng chục người bị chết do ăn phải bột ngô mốc. Mặc dù các cấp, các ngành từ tỉnh xuống xã đã vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân không sử dụng các sản phẩm là bột ngô mốc song do tập quán sinh hoạt lạc hậu, cộng với sự thiếu hiểu biết về khoa học đã khiến cho các vụ ngộ độc liên quan đến bột ngô năm nào cũng diễn ra.
Mèn mén hay bánh trôi ngô là lương thực chính cũng là món ăn truyền thống bao đời này của đồng bào các dân tộc vùng cao Hà Giang. Theo tập quán, đồng bào thường để ngô từ vụ này sang vụ khác, do vậy khi ngô mới thu về sẽ treo lên gác còn ngô cũ được lấy xuống ăn. Nhưng do ngô để trong thời gian quá dài lại không được bảo quản kỹ, nên đã tạo điều kiện thuận lợi để các loại nấm, mốc phát triển.
Khi con người sử dụng các sản phẩm trên sẽ gây ngộ độc với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt đau đầu và đi ngoài. Nếu bị nặng hơn bệnh nhân sẽ bị hôn mê sâu, rối loạn máu, đông máu, men gan tăng, suy thận cấp. Một điểm nguy hại khác là thời gian phát độc của bột ngô mốc thường rất dài và không giống nhau, có thể là từ 6 đến 24 giờ đồng hồ sau mới có các triệu chứng. Do vậy khi phát hiện, người bệnh thường đã quá nặng.
Vụ việc thương tâm tại xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ lại gióng lên một hồi chuông cảnh báo về những ẩn họa do mất an toàn trong vệ sinh thực phẩm của đồng bào vùng cao. Bên cạnh nguyên nhân chính là nhận thức lạc hậu của đồng bào, vẫn còn một lỗ hổng trong công tác tuyên truyền, vận động của các ngành chức năng và chính quyền cơ sở.
Liên quan tới các nạn nhân bị ngộ độc bánh trôi ngô tại xã Cán Tỷ, một thông tin vừa được bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Giang cho biết, 2 bệnh nhân đang điều trị tại đây đã phục hồi sức khỏe và được làm các thủ tục ra viện trở về địa phương. Hiện chỉ còn một bệnh nhân duy nhất của vụ ngộ độc đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Theo VTV