Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…
Những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã nói lên niềm thao thức về Hoàng Sa,ộnướcvàbữacơmthiếucanhtrongngàybiểnđộkết quả trận atlante Trường Sa và Biển Đông của biết bao người con dân Việt. Trong những thao thức đó, tôi đã tìm đến với Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Từ khi tìm hiểu về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, tôi mới vỡ lẽ nhiều điều mà trước giờ tôi không hề hay biết…
Tôi đã khóc và tự cảm thấy mình mắc nợ rất nhiều các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
Trước đó, khi ra thăm đảo Lý Sơn, tôi đã rất ngạc nhiên trước những ngôi mộ đắp cát trắng mà người dân đảo gọi là mộ gió, có nghĩa là là mộ nhưng bên trong không có hài cốt, do đi biển rất khó có thể mang được hài cốt những người xấu số về chôn trong mộ.
Sau này tôi được đi nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn thì càng thấy trân trọng và biết ơn các chiến sĩ đã hy sinh vì Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ rất nhiều thế hệ.
Đi ra biển mới thấy trọn vẹn Tổ quốc
Năm 2021, tôi có tham dự cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo. Năm đó, giải nhất là bài viết của một chị phóng viên với tựa đề là “Mộ nước”.
Như tôi có giải thích, ở Lý Sơn có rất nhiều mộ gió, tức là mộ nhưng bên trong không có hài cốt của nhiều người đã đi ra biển nhưng mãi mãi không trở về. Trong bài viết, tác giả đã kể về con gái của một chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hy sinh ở vùng biển Trường Sa, gia đình chỉ có di ảnh để tưởng nhớ, thờ cúng. Cô con gái đã tha thiết nhờ những người đồng đội của cha mình, có thể giúp lấy một ít nước biển nơi người cha kính yêu đã ngã xuống và không thể tìm được hài cốt, để đặt chai nước biển đó trên bàn thờ gia đình.
Chỉ như vậy thôi nhưng chị và gia đình đã cảm thấy an lòng hơn khi có thể tưởng nhớ đến người chiến sĩ đã hy sinh xương máu vì chủ quyền biển đảo. Khi tham dự buổi trao giải năm ấy, tôi đã khóc…
Năm 2011, tôi đã được vinh dự đi thăm Trường Sa. Trước đó, khi tôi đi tàu thăm Lý Sơn, Phú Quốc, tôi vẫn nghĩ mình đã gọi là đi ra biển. Nhưng, khi ra Trường Sa, tôi mới hiểu trước đó mình chỉ đi ven bờ chứ chưa phải ra thực sự ra biển. Bởi trên hải trình ấy, có khi chúng tôi đi hai ba ngày trên biển mà không thấy bóng dáng của tàu thuyền hay con người, chỉ thấy nước và nước...
Đoàn của chúng tôi ra thăm Trường Sa khởi hành từ Cảng Cát Lái, sau hai ngày hai đêm, chúng tôi mới tới được đảo Song Tử Tây. Buổi tối hôm đó, chúng tôi đã được các chiến sĩ trên tàu chiêu đãi một bữa tiệc thịnh soạn nhất trong cuộc đời, với rất nhiều loại cá biển nướng do các chiến sĩ đã dùng đèn chiếu để thu hút và dùng vợt dài để bắt được rất nhiều cá chuồn cồ, cá chép biển…
Hơn một tuần rong ruổi qua rất nhiều đảo chìm, đảo nổi của Trường Sa mà chúng ta đang đóng giữ, tôi đã thực sự hiểu thêm về biển đảo của Tổ quốc, nơi mà xương máu của bao nhiêu thế hệ đã đổ xuống vì sự bình yên cho bờ cõi đất nước. Có bạn đi cùng sau này đã tâm sự, đi ra biển mới thấy trọn vẹn Tổ quốc, và thấy thêm yêu đất nước tươi đẹp của chúng ta biết mấy.
Nồi canh đang nấu bị hất đổ vì sóng lớn
Có những kỷ niệm khó quên trong chuyến đi Trường Sa năm ấy. Đó là khi trở về, chuyến tàu của chúng tôi đã gặp biển động cấp 7-8, kéo dài liên tục mấy ngày trời. Thuyền trưởng cho biết cả đêm trước, tàu chỉ đi được chừng 3 hải lý, do sóng lớn đã khiến tàu gần như không thể di chuyển được.
Đồng chí bếp trưởng đã phải đứng lên xin lỗi cả đoàn vì ăn cơm mà không có canh. Do biển động, sóng lớn nên tàu nghiêng ngả, nhiều lần nồi canh đang nấu đã bị hất đổ…
Cũng do biển động, nên đoàn chúng tôi đã không thể ghé thăm và tặng quà cho các chiến sĩ trên các giàn DK. Mấy cô văn công trong đoàn đã phải hát tặng các chiến sĩ nhà giàn qua máy bộ đàm. Các cô trong lúc hát mà nước mắt lưng tròng…
Chuẩn đô đốc hải quân Phạm Ngọc Chấn năm đó cùng đi với chúng tôi. Có những buổi tối ông trầm ngâm nhìn ra biển và sau này ông kể cho chúng tôi nghe rất nhiều khó khăn, gian nan của những người lính hải quân thời điểm ban đầu ra bảo vệ và xây dựng đảo. Ông nhắc tới nhà giàn xây dựng lúc ban đầu, có một số chiến sĩ trong đêm đang ngủ, biển động và nhà giàn sụp xuống, những con tàu tiếp tế lương thực khi đến đã thấy nhà giàn và các chiến sĩ không còn…
Hiện nay, chúng ta đang thực thi chủ quyền và đóng giữ 21 đảo gồm 9 đảo nổi và 12 đảo, đá ngầm, với 33 vị trí đóng quân. Trên các đảo nổi điều kiện sống đã không khác đất liền, có trường học, chùa chiền…Trên các thực thể tại Trường Sa mà chúng ta đang có sự hiện diện, đã có đủ điện và sóng điện thoại 3G, 4G bao phủ. Các đảo nổi như Song Tử Tây, Trường Sa Lớn… sáng rực, như thành phố nổi trong đêm.
Tôi vẫn luôn nhớ đến những rặng bàng vuông với đóa hoa lung linh sắc màu cùng những tán cây phong ba trên các đảo ở Trường Sa.
Sau này có nhiều dịp đi nhiều nơi trên thế giới, kể cả những bãi biển đẹp nổi tiếng tại Hawaii, nhưng tôi vẫn không thấy ở đâu biển và phong cảnh biển đẹp như ở Trường Sa và ở Việt Nam. Tôi nhớ tới lời Bác dặn dò: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, vì thế cần phải xây dựng một nền quốc phòng toàn dân, toàn diện. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó"...
'Ngày Gạc Ma', nghĩ về đảo, bàng vuông và cành trúc san hôTháng 3 mùa con ong đi lấy mật xây tổ trong thanh bình. Tháng 3 bắt đầu mùa vận chuyển chiến dịch của Hải quân tới những tiền đồn đảo xa của Tổ quốc. Tháng 3 năm 1988 không đơn thuần như bao tháng ba khác…