【keonha】Nước sạch là mặt hàng kinh doanh… “béo bở”
Xét nghiệm hàm lượng Styren: Không nói lên được chất lượng nước của Nhà máy nước sạch sông Đà | |
Vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà: Lỗ hổng “chết người” | |
Kẻ chủ mưu đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà khai được một DN thuê | |
Khởi tố hình sự vụ án đổ dầu thải xuống đầu nguồn nước sông Đà |
Phát biểu tại toạ đàm "Thị trường hoá dịch vụ công nhìn từ khủng hoảng nước sạch sông Đà" được tổ chức chiều 21/10 tại Hà Nội,ướcsạchlàmặthàngkinhdoanhbéobởkeonha TS. Nguyễn Sĩ Dũng, chuyên gia quản trị công, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần phải có Luật Dịch vụ công, từ đó có những khung pháp lý để bảo vệ người dân.
Theo ý kiến của chuyên gia, phản ứng của chính quyền Hà Nội trong sự việc này khá chậm. |
Theo ông Dũng, sự kiện nước sạch sông Đà vừa qua ảnh hưởng tới hàng triệu người tiêu dùng nhưng chủ thể là Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà đã phản ứng quá chậm.
"Sau một thời gian dài người dân uống nước bẩn, DN mới thông báo ngừng sử dụng. Như vậy có thể thấy, phản ứng với sức khoẻ, sinh mệnh người dân là rất chậm", ông Dũng nói.
Cũng theo chuyên gia này, phản ứng của chính quyền Hà Nội trong sự việc này cũng rất chậm.
"Dịch vụ công do các DN tư nhân cung cấp thì chính quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, không thể thờ ơ", TS. Dũng nói.
Ông Dũng cho rằng, nước sạch là thị trường béo bở, bởi nếu như cafe có thể nay uống mai không, đi du lịch có thể năm nay đi năm sau không, nhưng nước hay điện thì nhu cầu gần như không thay đổi.
Chuyên gia này cũng một lần nữa đặt hàng loạt câu hỏi, liệu dư luận có băn khoăn chuyện đổ dầu thải vào nguồn lấy nước làm nước sạch Sông Đà là hành vi cố ý hay không? Đối tượng nào có động lực đổ dầu thảo vào gây hại cho hệ thống? Có chuyện cạnh tranh giữa các công ty nước sạch giữa thị trường béo bở này không?
Trả lời câu hỏi này là trách nhiệm của cơ quan chức năng, song chuyên gia này một lần nữa khẳng định, dịch vụ công thực sự cần thiết nhưng hiện khái niệm dịch vụ công vẫn chưa được làm sáng tỏ.
“Muốn bảo vệ được quyền lợi của người dân trong các vụ việc cần phải có Luật Dịch vụ công, từ đó cơ quan quản lý nhà nước sẽ quản lý không chỉ là nước sạch mà còn các loại hình dịch vụ công khác”, ông Dũng nhấn mạnh.
Song trả lời câu hỏi của phóng viên về việc việc hình thành một dự thảo Luật Dịch vụ công có khả thi và bao giờ thì Luật này được manh nha, bàn bạc, thông qua và đi vào thực tế cuộc sống thì chuyên gia này cho rằng, trong suốt quá trình công tác gần 30 năm tại quốc Hội, Luật này chưa bao giờ được nhắc tới và bản thân ông cũng trăn trở không biết khi nào mới ra đời được bộ Luật thực sự cần thiết này.
Có mặt tại buổi tọa đàm, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NH Quangvà cộng sự cũng đồng tình khi cho rằng, làm đường hay công trình nào đó thì có khung khổ pháp lý, quản trị sẽ rất rõ ràng. Nhưng cung cấp nước sạch, hay điện là dịch vụ công, đây là mặt hàng dường như nhân dân không có quyền lựa chọn, vì vậy chính quyền muốn tư nhân hóa thì cần phải có Luật để quản lý. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Luật sư này cũng cho rằng, khi sự cố xảy ra, điều mà người dân trông đợi nhất chính là bản lĩnh chính trị dám thừa nhận và đối mặt với trách nhiệm của các cấp lãnh đạo.
Theo đó, một khi có sự cố có tính thảm hoạ xảy ra tác động lên hàng ngàn, vạn người, đó không còn là vấn đề kỹ thuật, kinh tế hay xã hội mà trở thành sự kiện chính trị, bởi hơn lúc nào hết quan hệ giữa nhân dân và chính quyền bị đặt vào thử thách. Câu hỏi đặt ra là trong tình huống nan nguy thì người dân có thể dựa vào hay tin tưởng ở chính quyền không ?
Trên thực tế, ý thức tự thu xếp, tự xoay sở hay tự cứu của người dân Việt Nam luôn luôn tiềm tàng hơn là sự trông đợi vào chính quyền. Cái người dân vẫn cần là một thái độ của người có trọng trách, để họ thấy một sự cảm thông, chia sẻ, một niềm tin và hy vọng. Hành động cần làm là một tuyên bố rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và sự cam kết giải quyết vấn đề, ít nhất ở tầm chính trị.
Đối với vụ nhiễm độc nguồn nước sông Đà, theo vị này, chính quyền đã xử lý hậu quả bằng cách huy động xe bồn chở nước đến cho người dân. Tuy nhiên, rất nhiều xe đã không thể mang được nước sạch tới do nó vốn là phương tiện chuyên dùng để tưới cây và rửa đường. Nói cách khác, dù chính quyền có muốn trợ giúp người dân thì cũng làm được vì thiếu nguồn lực và phương tiện.
Tuy nhiên, nếu không có đủ phương tiện xe cộ thì thành phố có nguồn tài chính đặc biệt nào để cứu trợ cho tình huống này không ? Chẳng hạn, chính quyền có thể cấp tiền để người dân tự thu xếp hay huy động các tổ chức, đơn vị khác cùng tham gia khắc phục hậu quả ?
“Việc ra đời một bộ Luật dịch vụ công là hết sức cần thiết để người dân kiếm tìm cho mình một thiết chế bảo vệ khi cần và cũng là để nhà nước có tham chiếu xử lý khi có các vụ việc tương tự ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân”, luât sư Luật nêu quan điểm.