Hội thi Nghệ thuật quần chúng các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hậu Giang năm nay thu hút sự tham gia của hơn 200 diễn viên,ấtngờvớihộithinghệthuậtquầkq bong da ngoai hang anh nhạc công đến từ 8 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, tạo nên những chương trình nghệ thuật chất lượng.
Những tiết mục múa độc lập tạo dấu ấn tốt trong hội thi lần này.
Chất lượng nghệ thuật vượt trội
Là hoạt động nghệ thuật mừng sinh nhật Bác kính yêu, nên nhiều đơn vị chọn chủ đề về Người, về sự chiến đấu ngoan cường của Bộ đội Cụ Hồ để mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đề tài không mới, nhưng với sự tìm tòi, phả vào hơi thở của nhịp sống hiện đại, các đơn vị đã lồng ghép nhiều nội dung trong từng tiết mục hát, múa, sân khấu một cách cô đọng, súc tích, nhiều điểm nhấn. Các đơn vị đã cố gắng khai thác nhiều góc nhìn lạ về chiến tranh, về cuộc sống của những người con hôm nay trong việc tiếp nối truyền thống ông cha, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Mỗi chương trình đều chọn được một chủ đề riêng và từng tiết mục đều hòa quyện, kết nối, xâu chuỗi bằng những ca khúc, tiết mục múa, tiểu phẩm… để làm bật lên chủ đề chính.
Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban Tổ chức hội thi, cho biết: “Các đơn vị đã đầu tư khá toàn diện, ngoài sự mong đợi của chúng tôi. Đây là dịp chúng tôi đánh giá hoạt động văn nghệ quần chúng một cách toàn diện nhất, để biết cơ sở duy trì hoạt động nghệ thuật ra sao?, xây dựng đội ngũ cộng tác viên như thế nào?, để có được lực lượng nguồn kế thừa đồng đều. Sau một thời gian tạm lắng, các diễn viên quần chúng đã có cơ hội được lên sân khấu để thể hiện với tất cả sự quyết liệt, bùng nổ, cùng góp phần tạo nên những thành công cho hội thi”.
Mỗi chương trình đảm bảo có 3 phần thi của các câu lạc bộ múa, thanh nhạc và sân khấu, để tạo nên sự hòa quyện, liên kết nhuần nhuyễn với nhau trong một chủ đề chính.
Nổi bật bởi sự đầu tư rất tròn, không những khắc họa rõ nét chủ đề chung, mà còn tạo dấu ấn riêng trong từng phần thi. Nếu như chương trình của huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy là sự hoàn chỉnh và chất lượng từ ca, múa, sân khấu, thì thị xã Long Mỹ đã mạnh dạn khai thác các tổ khúc, xây dựng tiết mục ca, múa, sử dụng nhiều bè, đặc biệt là có sử dụng dàn nhạc biểu diễn trực tiếp trên sân khấu, tạo nên sự mới lạ, thu hút người nghe. Hay huyện Phụng Hiệp, đã có một kịch bản sân khấu đặc sắc, kết nối giữa truyền thống và hiện đại, về sự tri ân của thế hệ trước, về Chiến tích Tầm Vu vang danh, mà thế hệ hôm nay cần phải hiểu để sống cho xứng đáng.
Các đơn vị đã khai thác hết những tài năng, kỹ năng của từng thành viên, mạnh dạn thể hiện những loại hình nghệ thuật mới, táo bạo, góp phần tạo nên những điểm nhấn chất lượng ấn tượng.
Dấu ấn múa độc lập
Lần thi này, Ban tổ chức mở rộng đối tượng dàn dựng, biên đạo, nên các đơn vị đã đầu tư cho chương trình tổng thể và từng phần thi, tiết mục.
Các tiết mục múa: “Khát vọng vươn xa” của huyện Long Mỹ, “Tiếng gọi non sông” của huyện Châu Thành, “Hoa sen dâng Bác” của thị xã Long Mỹ, “Hồn sen Việt” của huyện Vị Thủy… đã mang đến những câu chuyện cảm động, những thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu kính với Bác Hồ kính yêu… Biên đạo múa Nhật Danh, thành viên Ban Giám khảo, hồ hởi: “Tôi mừng vì lần này Hậu Giang có nhiều tiết mục múa độc lập chất lượng, dù cũng có những tác phẩm rất non, thể hiện chưa hết trọn chủ đề. Điều này tôi tin sẽ được khắc phục nếu các em yêu nghề, đầu tư cho nghề và có những trải nghiệm trong thời gian tới”.
Xây dựng một tiết mục múa độc lập đòi hỏi nhiều yếu tố. Ngoài biên đạo có nghề, phải có lực lượng múa đảm đương được những động tác khó, thể hiện ra chất và đúng với yêu cầu đặt ra từ vóc dáng, gương mặt, ánh mắt… Để có được một diễn viên múa đã khó, tìm biên đạo múa càng khó hơn. Thế nhưng, trong hành trình gầy dựng phong trào những năm qua, đội ngũ này từng bước được hình thành, được nuôi dưỡng và trưởng thành. Họ còn là người gầy dựng phong trào và truyền ngọn lửa đam mê với những bạn trẻ thích múa. Những cái tên như: Trương Mỹ (thị xã Long Mỹ), Trần Hạnh (thành phố Ngã Bảy), Thanh Đẳng (huyện Vị Thủy)… tạo dấu ấn trong việc gầy dựng phong trào múa ở địa phương, những năm gần đây, một số gương mặt trẻ dàn dựng, biên đạo các chương trình, tiết mục, đã nổi lên như: Hoàng Mẫn, Ngọc Huyền, Chí Hiếu, Phi Yến…, từng bước làm cho phong trào múa phát triển thêm một bước mới.
Sau khi thi diễn, các tiết mục xuất sắc sẽ được chọn, biểu diễn trong Chương trình nghệ thuật đêm 18-5 tại Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Ban tổ chức sẽ tổng kết và trao giải hội thi vào tối 20-5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ