Nhiều hình ảnh sinh động ở các tiết học trên sóng truyền hình
Em Huỳnh Ngọc Anh,ọctrêntruyềnhìnhhiệuquảcầnsựđồnglòvalladolid đấu với ath. bilbao học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Huệ, cho biết: “Giáo viên giảng đúng trọng tâm, bám sát chương trình học, tuy nhiên, nhiều môn học nếu chưa nắm chắc kiến thức sẽ khó tiếp thu vì bài giảng hơi nhanh. Em muốn thời gian phát sóng bài học trên truyền hình dài hơn...”. Ghi nhận ý kiến của một số học sinh, các em khá hào hứng với hình thức học tập mới, chất lượng bài giảng cô đọng và cách giảng dễ hiểu.
Điểm cộng của việc học trên truyền hình là giờ phát sóng hợp lý. Hình thức học tập khá thuận tiện bởi các gia đình đều có điều kiện tiếp cận. Các em ở vùng xa, nông thôn không có thiết bị truyền hình, nhà trường đã bố trí các em đến phòng thực hành tin học để học. Cô giáo Nguyễn Thị Vy, giáo viên dạy sử Trường THPT Vinh Xuân (Phú Vang), cho hay: “Học trên truyền hình khá hữu ích khi bài dạy được thiết kế gọn, hình ảnh và lược đồ phong phú. Tuy nhiên, nhiều em vẫn chưa tiếp thu kịp trình độ của các em không đồng đều. Chúng tôi đã giám sát học sinh như giao nộp bài tập, sản phẩm, trả lời câu hỏi để tương tác…hướng dẫn các em phương pháp học”.
Học trên truyền hình có một điểm khó hơn học livestream (học trực tuyến), là khi học sinh thắc mắc, gần như không có sự giải đáp. Thế nên, vẫn có em khá bỡ ngỡ và khó nắm bắt với cách học này, do phần lớn nội dung buổi học là lý thuyết. Vì thế, muốn đạt hiệu quả, các trường phải huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của đội ngũ giáo viên từng bộ môn, nắm nội dung học, giám sát, giao bài tập, đánh giá kết quả đó. Các trường trao đổi với phụ huynh đốc thúc con em ngồi vào bàn học khi có giờ giảng.
Học sinh lớp 12 tiếp thu bài giảng qua sóng truyền hình
Thầy giáo Nguyễn Khả, Hiệu trưởng Trường THPT An Lương Đông (Phú Lộc) cho hay: Toàn trường có 430 học sinh lớp 12 thì có khoảng 70% em học chương trình trên sóng truyền hình. Trước mỗi bài học, giáo viên bộ môn phải soạn sẵn những yêu cầu về nội dung bài học để các em có sự chuẩn bị. Kết thúc các tiết học, học sinh phải làm bài tập để nộp cho giáo viên. Theo dõi các tiết học trên truyền hình, chúng tôi thấy giọng nói của một số giáo viên chưa được truyền cảm và phân bổ tiết dạy giữa các môn vẫn chưa hợp lý.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, những bài giảng dạy trên sóng truyền hình xuất phát từ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tiếp nối chương trình mà lúc trước các em đã học. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên xây dựng bài giảng trên chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Sau khi học sinh đi học trở lại, trường hợp kiểm tra đánh giá thấy kết quả học trên truyền hình chưa đạt yêu cầu thì mỗi giáo viên, nhà trường căn cứ vào đó để dạy ôn tập lại cho học sinh, tránh việc các em bị thiệt thòi, hổng kiến thức. Mục tiêu của chương trình là trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh đảm bảo các em được dạy đủ, dạy đúng nội dung chương trình để có kiến thức lên lớp, đáp ứng các kỳ thi cuối năm”, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thông tin.
Để tham gia bài giảng trên truyền hình, nhiều giáo viên cho rằng, học sinh phải có sự chuẩn bị bài học trước và cả tâm thế tập trung để có thể theo dõi trọn vẹn chương trình. Trong quá trình học, các em cũng cần chủ động ghi chép, ôn luyện và phát triển những kiến thức đó thành kiến thức của mình. Giáo viên dạy lớp 12 ở các trường cũng đồng hành với các em khi hầu hết đều thành lập các nhóm lớp qua zalo để giải thích, làm rõ kiến thức ở các bài giảng trên truyền hình.
Dù sao, trong tâm bão của dịch bệnh, chương trình dạy học trên truyền hình được xem là giải pháp hữu hiệu, góp phần giúp học sinh cuối cấp có thêm kênh tự học, tự ôn tập, đảm bảo kiến thức để bước vào các kỳ thi quan trọng sắp tới
Bài, ảnh: Huế Thu