【quả bóng đá cúp c1】50.000 viên thuốc Tamiflu chuẩn bị nhập khẩu về Việt Nam
Không nên quá hoang mang đổ xô mua thuốc Tamiflu điều trị cúm | |
Bộ Y tế khuyến cáo không lạm dụng thuốc Tamiflu |
TheênthuốcTamifluchuẩnbịnhậpkhẩuvềViệquả bóng đá cúp c1o Cục Quản lý Dược, hiện nay, số lượng thuốc Tamiflu 75mg tồn kho tại công ty phân phối là 1.720 viên. Cục Quản lý Dược đã điều động 1.000 viên thuốc Tamiflu 75mg cho Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại nhiều cơ sở y tế có tình trạng khan hiếm thuốc Tamiflu. |
Lô hàng nhập khẩu 50.000 viên thuốc Tamiflu dự kiến được nhập khẩu về Việt Nam vào ngày 26/12/2019.
Lô thuốc Tamiflu tiếp theo khoảng 140.000 viên 75mg sẽ tiếp tục được nhập khẩu về trong tháng 1/2020.Lô hàng nhập khẩu 50.000 viên thuốc Tamiflu dự kiến được nhập khẩu về Việt Nam vào ngày 26/12/2019.
Cục Quản lý Dược đề nghị người dân không tự ý điều trị, chỉ sử dụng thuốc Tamiflu khi được bác sĩ kê đơn. Việc tự sử dụng thuốc không theo đơn của bác sỹ sẽ không đảm bảo an toàn và gây kháng thuốc.
"Người dân khi có triệu chứng bệnh cúm cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để được các bác sĩ khám bệnh và căn cứ vào mức độ bệnh theo Hướng dẫn, điều trị và chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa, nếu cần thiết mới kê đơn thuốc điều trị", Cục Quản lý Dược khuyến cáo.
Về dịch cúm, theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cúm là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, ghi nhận các trường hợp mắc quanh năm. Tại Việt Nam, năm 2019, số ca mắc cúm và tử vong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018.
Tại các bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có gia tăng số trường hợp cúm nhập viện do người dân các tỉnh đến trực tiếp khám bệnh mà không qua các bệnh viện tuyến trước, mặc dù mắc bệnh ở mức độ nhẹ.
Cũng theo lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng, tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng vi rút cúm mới cũng như chưa có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người. Các chủng vi rút cúm được ghi nhận chủ yếu là vi rút cúm A(H1N1) và vi rút cúm B.
Trước tình trạng khan hiếm thuốc Tamiflu, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, người dân không nên quá hoang mang vì dịch cúm mà đổ xô đi mua thuốc điều trị cúm Tamiflu.
Sở dĩ như vậy theo ông Khuê, Tamiflu không phải là thuốc điều trị đặc hiệu duy nhất điều trị cúm mà chỉ hỗ trợ điều trị. Biện pháp quan trọng nhất trong phòng phòng và điều trị cúm là nâng cao thể trạng, sức khỏe bằng cách ăn uống, vận động hợp lý.