【bxh vdqg ha lan】Xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi về năng lực, giàu đạo đức kinh doanh

Thủ tướng: Đảng,âydựngđộingũdoanhnhângiỏivềnănglựcgiàuđạođứbxh vdqg ha lan Nhà nước và Nhân dân là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân Hợp tác, xây dựng doanh nghiệp nhà nước là đầu tàu và “giàu sức sống” Doanh nghiệp “chuyển đổi kép” nâng cao năng lực cạnh tranh
Xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi về năng lực, giàu đạo đức kinh doanh

Theo ông, việc xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam có khả năng vươn tầm quốc tế đang đứng trước những thời cơ như thế nào?

Sau gần 40 năm đổi mới, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã có sự lớn mạnh vượt bậc với gần 1 triệu doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng với trên 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, gần 30 nghìn hợp tác xã.

Chính vì vậy, Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41) đã đề ra nhiệm vụ phải “phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới, xây dựng đội ngũ doanh nhân dân tộc”.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 9/5/2023 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41 với việc đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp quan trọng để hình thành lực lượng doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.

Trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện liên tục. Điều tra mới đây của VCCI cho thấy, các doanh nghiệp đánh giá công tác hỗ trợ doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tiếp cận thông tin, chính sách thuận lợi hơn, chi phí không chính thức tiếp tục chiều hướng giảm, cải cách thủ tục hành chính phát huy hiệu quả.

Cùng với đó, các doanh nghiệp có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khi Việt Nam đang dần trở thành một mắt xích quan trọng của chuỗi sản xuất. Việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu và hợp tác quốc tế… Hiện VCCI cũng như các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã ngày càng chủ động trong liên kết, hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, qua đó từng bước nâng cao tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông đánh giá như thế nào về những thách thức của đội ngũ doanh nhân trong công cuộc này?

Các doanh nghiệp vẫn đang chịu áp lực chi phí cao và khó khăn trong việc tiếp cận vốn để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, hạ tầng. Cùng với đó là những vướng mắc về rào cản pháp lý và thực thi pháp luật; tâm lý không dám làm, không dám chịu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thực thi công vụ; áp lực lớn về chi phí để áp dụng các tiêu chuẩn xanh, bền vững; các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước gia tăng… Những bất cập này làm giảm cơ hội đầu tư cũng như giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam và đang làm mất tính công bằng trong tiếp cận cơ hội, nguồn lực cho phát triển.

Vì thế, mặc dù số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường thấp hơn so với số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập trường, nhưng con số này vẫn có xu hướng tăng lên cho thấy các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2020-2023, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường đã liên tục tăng cao đạt con số kỷ lục lên hơn 172.000 doanh nghiệp năm 2023, gần bằng 80% so với số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong năm. Hơn nữa, doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0-10 tỷ đồng).

Xin ông cho biết các doanh nhân cần những bản lĩnh và nền tảng như thế nào để đáp ứng yêu cầu hội nhập?

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhóm các doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng, là nòng cốt dẫn dắt sự phát triển của các ngành và cả nền kinh tế. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần sớm có cơ chế, chính sách đột phá tạo điều kiện xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nghiệp dân tộc và các doanh nghiệp lớn, đầu ngành của Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Nghị quyết 66/NQ-CP đã yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực mới nổi, có lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Năm 2023, VCCI cũng đã thành lập Hội đồng doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam gồm 21 thành viên ban đầu là đại diện các doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam. Hội đồng sẽ thực hiện vai trò tham vấn cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước về xây dựng môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp; đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển các ngành kinh tế, lĩnh vực trọng điểm quốc gia nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, để có đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, tương xứng với một quốc gia phát triển vào năm 2045 thì cần xây dựng đội ngũ doanh nhân không chỉ đông và giỏi về năng lực lãnh đạo điều hành mà còn giàu đạo đức kinh doanh. Thực hiện nhiệm vụ này, VCCI đã tiên phong thúc đẩy xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hoá kinh doanh Việt Nam.

VCCI cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế tạo thuận lợi hơn cho môi trường kinh doanh theo tiêu chuẩn và quy luật thị trường, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tạo ra được không gian rộng mở hơn cho doanh nghiệp. Các bộ, ban ngành cần có cơ chế, chính sách để thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới.

Xin cảm ơn ông!