【kết quả vòng 12 ngoại hạng anh】Điểm sáng từ hoạt động nghiên cứu khoa học
Bài Điểm sáng từ hoạt động nghiên cứu khoa học.mp3
Gắn lý luận với thực tiễn,Điểmsngtừhoạtđộngnghincứukhoahọkết quả vòng 12 ngoại hạng anh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh thời gian qua. Đây là điểm sáng nổi bật giúp trường xây dựng thành công trường chính trị chuẩn mức 1 trong năm 2024.
Ông Lê Công Lý (đứng), Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phát biểu tại hội thảo khoa học “Nâng cao tính thuyết phục trong giảng dạy lý luận”.
Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học
Theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn, quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, yêu cầu: mỗi năm thực hiện ít nhất 3 đề tài khoa học cấp trường; 5 năm thực hiện ít nhất 3 đề tài khoa học cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; mỗi năm tổ chức được ít nhất 3 hội thảo khoa học hoặc tọa đàm khoa học cấp trường; trong 5 năm tổ chức được ít nhất 3 hội thảo khoa học hoặc tọa đàm khoa học cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên...
Để thực hiện tốt các nội dung quy định này, từ năm 2021 đến nay, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo toàn thể viên chức, giảng viên nhà trường phải tự đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Từ đó, hoạt động NCKH trong nhiều năm qua đạt được nhiều điểm sáng quan trọng.
5 năm qua, trường đã thực hiện 27 đề tài khoa học cấp trường, vượt 12 đề tài so với Quy định số 11, vượt 73%; thực hiện và nghiệm thu 1 đề tài khoa học cấp tỉnh “Xây dựng mô hình chính quyền thân thiện ở cấp xã, ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang”, tham mưu ban hành 2 đề án là Đề án số 02 của Tỉnh ủy về “Phát triển Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”; Đề án số 10 của Tỉnh ủy về “Việc xét thăng hạng viên chức nghề nghiệp đối với Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang”.
Hiện nay, Trường đang được giao trực tiếp tổ chức thực hiện 1 đề tài khoa học cấp tỉnh là “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp ở Hậu Giang”, phối hợp thực hiện 2 đề tài cấp tỉnh.
Ông Lê Văn Tuyên, Trưởng phòng Quản lý đào tạo và Nghiên cứu khoa học, chia sẻ: “Hoạt động NCKH vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trường. Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn còn là kênh tự đào tạo, tự rèn luyện nâng chất lượng của đội ngũ viên chức, giảng viên. Điều tôi tâm đắc nhất trong hoạt động NCKH thời gian qua là sự ý thức, chủ động tham gia NCKH của giảng viên rất cao. Đơn cử như việc giảng viên ngoài đi nghiên cứu thực tế theo nhóm, có một số giảng viên còn đi riêng lẻ, tự nghiên cứu, tự bổ sung tư liệu theo chuỗi hoạt động do tỉnh tổ chức để phát triển đề tài khoa học mình ấp ủ”.
Trường hiện đang triển khai thực hiện thêm 1 đề tài mới là “Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới ở tỉnh Hậu Giang”, do ThS. Nguyễn Thị Tuyết Loan, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh, làm chủ nhiệm đề tài. Mục tiêu của đề tài là nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị, trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, tăng hơn 20% so với trước đây. Từ đó, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Loan, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Đối với đề tài khoa học cấp tỉnh: Để hiện thực hóa được mục tiêu là cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền, Nhà trường luôn bám sát các chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh; công tác xây dựng Đảng, công tác dân vận của tỉnh, của các địa phương… Từ đó, chủ động đăng ký và tổ chức triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh nhằm lý giải, làm rõ các luận chứng, luận điểm khoa học; đề xuất, tham mưu giải pháp phù hợp với thực tiễn đang đặt ra, góp phần khẳng định vị thế của nhà trường.
Thực hiện tốt phương châm “gắn lý luận với thực tiễn”
Bên cạnh chủ động thực hiện đề tài NCKH, Trường Chính trị tỉnh cũng đã tăng cường thực hiện, phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học đạt chất lượng.
Từ năm 2020 đến nay, trường tổ chức 13 hội thảo khoa học và 2 tọa đàm cấp trường; phối hợp tổ chức 3 hội thảo khoa học và 3 tọa đàm khoa học cấp bộ, tỉnh, so với Quy định số 11 vượt 3 hội thảo, tọa đàm khoa học, vượt tỷ lệ 100%. Trong đó, có nhiều hội thảo, tọa đàm trực tiếp phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng như: tọa đàm khoa học “Hiệu quả công tác đào tạo - Thực tiễn từ đơn vị sử dụng cán bộ”.
Đặc biệt, nhiều hội thảo, tọa đàm góp phần xây dựng, sơ kết, tổng kết chính sách của tỉnh rất hiệu quả như: Tọa đàm khoa học “Công tác phát triển đảng viên ở Đảng bộ tỉnh Hậu Giang - Thực trạng và giải pháp”; tọa đàm khoa học với chủ đề “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền - Thực tiễn từ tỉnh Hậu Giang”...
Ông Trần Văn Chính, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, chia sẻ: “Thời gian qua, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức các buổi tọa đàm khoa học rất hay, lựa chọn chủ đề rất phù hợp, sát thực tế nhu cầu. Trong đó, với chủ đề “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền - Thực tiễn từ tỉnh Hậu Giang”, đã giúp chúng tôi tìm thêm được các giải pháp gắn với thực tiễn giúp phát huy hiệu quả việc MTTQ các cấp tham gia xây dựng chính quyền; tham mưu Tỉnh ủy hệ thống các phương thức đổi mới hoạt động của MTTQ Việt Nam tỉnh...”.
Đáng nói năm 2023, hoạt động nghiên cứu khoa học có những dấu ấn nổi bật: Trường được UBND tỉnh giao thực hiện 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, tham gia cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng danh mục vị trí việc làm và khung năng lực vị trí việc làm của cán bộ, công chức trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; phối hợp với Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ với chủ đề “Liên kết vùng trong phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy Hậu Giang phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực II tổ chức Hội thảo khoa học “Trường Đảng miền Nam - Hành trình, khát vọng”; Hội thảo khoa học “Đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức - Hiệu quả từ Quy định số 1120-QĐ/TU”, xuất bản sách chuyên khảo “Hậu Giang bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”...
Ông Võ Thanh Tùng, giảng viên Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường, thông tin: “Nhờ nghiên cứu khoa học mà giảng viên chúng tôi thêm tâm huyết, yêu nghề và đam mê thực hiện những mô hình, dự án có lợi cho mọi người. Từ đó, nâng cao kiến thức thực tế, trau dồi kinh nghiệm trong giảng dạy, thực hiện tốt phương châm “gắn lý luận với thực tiễn”.
Trong 5 năm, Trường xuất bản được 5 cuốn sách chuyên khảo và kỷ yếu hội thảo khoa học; 17 số “Thông tin Lý luận và thực tiễn”, vượt 2 số so với quy định, góp phần phục vụ tốt hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Trường Chính trị tỉnh là đơn vị dẫn đầu các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong việc tham gia và chủ trì xây dựng các văn bản của tỉnh.
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Loan, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh: “Tập thể trường đã đoàn kết, nỗ lực, phát huy nội lực, tận dụng thời cơ thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị được phân công, nổi bật là hoạt động NCKH, tổng kết thực tiễn.
“Phát huy kết quả đạt được, hiện nay trường chúng tôi đang tích cực đổi mới, nâng chất lượng các hoạt động NCKH, tổng kết thực tiễn và đi thực tế cơ sở, theo hướng sát với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phong trào 5 tốt: “Quản lý tốt, giảng dạy tốt, học tập tốt, nghiên cứu khoa học tốt, phục vụ tốt”, thực hiện tốt phương châm “gắn lý luận với thực tiễn”, chuyển từ giảng dạy “cái giảng viên có sang cái học viên cần” áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực để nâng cao tính chủ động trong học tập và tự nghiên cứu của học viên”, bà Nguyễn Thị Tuyết Loan nhấn mạnh.
CAO OANH