Bộ GD&ĐT vừa tổ chức hội thảo về chính tả trong chương trình,ẽcóquyđịnhmớivềchuẩnchínhtảdu doan bo dao nha sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. GS Thuyết cho rằng, hiện nay học sinh học ngoại ngữ từ lớp 3, đặc biệt trong thời kì hội nhập quốc tế, cần thiết phải có một số thay đổi để phù hợp hơn.
Thay đổi cách viết tên riêng nước ngoài
Theo GS Thuyết, dự thảo quy định mới về chính tả chỉ có 3 nội dung chính: Đó là quy định về cách viết tên riêng, quy định về cách viết thuật ngữ và một số quy định khác.
Tên riêng ở đây gồm tên người; tên địa lý; tên các tổ chức, đơn vị, danh hiệu, giải thưởng, lễ tết… Cách viết tên riêng Việt Nam không thay đổi so với quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT,.
Về tên riêng nước ngoài, có một số quy định sau: Những tên nước ngoài được dịch nghĩa hoặc phiên âm qua âm Hán Việt đã phổ biến, quen thuộc thì giữ nguyên và viết hoa giống như cách viết tên riêng tiếng Việt, ví dụ: Hắc Hải, Đại Tây Dương; Mỹ, Anh, Bắc Kinh, Thượng Hải; Đỗ Phủ, Lý Bạch,…
Đối với các trường hợp còn lại, có 3 cách viết. Thứ nhất, viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Paris,...
Thứ hai, đối với những chữ viết khó viết nguyên dạng thì chuyển các kí hiệu của chữ viết đó sang chữ Latin, ví dụ: Volga, Moskva, Sankt Peteburg,...
Trong trường hợp không chuyển tự được thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Tokyo, Nile, Cleopatra,..
Đối với những tên riêng liên quan đến nhiều nước thì dùng tên gọi phổ biến nhất hoặc một tên gọi phù hợp với ngữ cảnh cụ thể. Trường hợp tên riêng đã quen sử dụng theo một hình thức phổ biến có tính quốc tế thì giữ cách viết thông dụng, không viết như nguyên ngữ. Ví dụ, viết tên nước có thủ đô Budapest là Hungary, không viết là Magyarország.
Những quy định này giống quy định trong Quyết định 240/QĐ (năm 1984) về chính tả và thuật ngữ tiếng Việt trong SGK của Bộ Giáo dục. Cũng theo GS Thuyết, việc áp dụng quy định này có lợi so với cách phiên âm có gạch nối, tạo điều kiện tiện để học sinh tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài. Quy định này cũng phù hợp với một thực tế là theo chương trình giáo dục mới, học sinh sẽ được học ngoại ngữ từ lớp 3.